Bước vào thế kỷ XXI, các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ…đều tới tấp đặt ra các kế hoạch thăm dò mặt trăng của mình.
Ngày 15.11.2004, Smart 1 - tàu thăm dò mặt trăng đầu tiên của châu Âu đi vào quỹ đạo của mặt trăng. Đây là tàu thăm dò không gian đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời, tận dụng nhiên liệu đốt cao gấp 10 lần động cơ nhiên liệu hóa học thông thường. Mục tiêu thăm dò mặt trăng của châu Âu không chỉ hạn chế ở việc làm những thí nghiệm kỹ thuật và nghiên cứu khoa học thông thường. Họ cũng có kế hoạch “cực quang” giống như “ý tưởng mới thăm dò không gian” do Mỹ đề ra năm 2004 với mục tiêu cuối cùng là xây dựng căn cứ trên mặt trăng, và là bàn đạp thực thi việc thăm dò đưa người lên sao hỏa.
Cơ quan nghiên cứu hàng không vũ trụ chính của Đức kêu gọi: Trước năm 2015, đặt kính viễn vọng cỡ lớn, phát sóng dài trên mặt trăng, tiến thêm một bước khám phá vũ trụ bí ẩn, triển khai việc khảo cứu mặt trăng và trạm nghiên cứu khoa học có người ở.
Châu Á hiện cũng có ba nước là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ đang tích cực triển khai hoạt động thăm dò mặt trăng.
Nhật Bản là nước thứ ba phóng thành công thiết bị thăm dò mặt trăng “Phi Thiên”. Tháng 1.1990, Nhật Bản đã dẫn đầu trong việc phá vỡ sự độc quyền của Mỹ và Liên Xô cũ với việc chế tạo thiết bị thăm dò nặng 182kg dùng để thăm dò môi trường mặt đất - quỹ đạo mặt trăng. Năm 1993, tàu Phi Thiên đã đáp xuống mặt trăng, kết thúc công việc. Nhật Bản là một nước nghèo về tài nguyên vì thế rất chú trọng tới việc thăm dò mặt trăng. Họ hy vọng có được một vị trí trong việc khám phá mặt trăng, nên đã sớm đặt ra kế hoạch xây dựng căn cứ trên mặt trăng.
Ngày 25.2.2004, Trung Quốc tuyên bố: Công trình thăm dò mặt trăng của Trung Quốc chính thức được thực hiện lấy tên là “Công trình Hằng Nga”. Hiện nay, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo thiết bị thăm dò mặt trăng Hằng Nga 1 và đặt ra kế hoạch phóng thiết bị này vào năm 2007. Tàu Hằng Nga 1 có thể thực hiện 4 mục tiêu khoa học lớn: Có được hình ảnh ba chiều của bề mặt mặt trăng; phân tích hàm lượng nguyên tố hữu dụng trên bề mặt mặt trăng và đặc điểm phân bố loại hình vật chất; lần đầu triển khai đo đạc vi bức xạ trên bề mặt mặt trăng; thăm dò môi trường không gian mặt trăng. Hiện nay, vệ tinh thăm dò mặt trăng Hằng Nga 1 đã hoàn thành phương án thiết kế và thiết kế sơ bộ, đồng thời đang tiến hành các thí nghiệm chuyên môn. Trong tương lai, Trung Quốc còn có kế hoạch phóng thiết bị tiếp đất và thiết bị lấy mẫu phản hồi.
Một quốc gia châu Á khác là Ấn Độ cũng có kế hoạch phóng thiết bị thăm dò mặt trăng Sơ Hàng 1 trong năm 2007. Đây là vệ tinh bay xung quanh mặt trăng để tiến hành nghiên cứu ở độ cao 100km trong không gian. Nếu kế hoạch thăm dò lần đầu thành công, Ấn Độ sẽ thăm dò mặt trăng lần thứ 2 vào năm 2015
Theo một nghiên cứu mới, điểm cực từ Bắc của Trái Đất đang bị dịch về phía nước Nga khoảng 60 km mỗi năm do sự thay đổi trong lõi hành tinh gây ra.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ vừa công bố bức ảnh cho thấy sự hiện diện của chất lỏng ở bán cầu bắc của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Phát hiện cho thấy sự sống có thể phát triển trên vệ tinh này.
Sự quan sát các hành tinh và mặt trăng của chúng, có thể giúp con người tìm ra nơi định cư mới như Pandora trong phim bom tấn Avatar được công chiếu thời gian gần đây.
Rạng sáng 17.11.2009, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ Atlantis mang theo một số trang thiết bị và phụ tùng thiết yếu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhằm giúp ISS tồn tại thêm nhiều năm sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm tới.
Một sao chổi theo chu kỳ có tên gọi 73P/Schwassmann-Wachmann sẽ làm một chuyến “du hành” đến gần Trái đất vào giữa tháng 5 tới, và người dân Hành tinh xanh có thể ngắm nó bằng mắt thường, theo một nhà khoa học Trung Quốc.
Tương lai khám phá vũ trụ của con người có thể hoàn toàn nằm ở những vùng đất chứa băng trên Mặt trăng. Trong vòng hai năm qua, NASA đã tập trung thiết kế một phương tiện và hệ thống phóng mới để có thể đưa các phi hành gia trở lại Mặt trăng vào năm 2018. Mục tiêu cuối cùng của cơ quan này là xây dựng một căn cứ vĩnh viễn trên Mặt trăng và chuẩn bị cho những sứ mệnh của con người trong việc tiếp cận với sao Hoả (Mars). Kế hoạch lớn này của NASA xoay quanh một phỏng đoán tương đối mạo hiểm: Cơ quan này sẽ tìm thấy băng ở bề mặt bị che lấp trên vùng cực của Mặt trăng.
Một vài kilogram đất đá mặt trăng cũng đủ để vận hành một nhà máy điện nhiệt hạch. Tiềm năng to lớn này của “chị Hằng” đang là mục tiêu khai thác của tập đoàn Tên lửa và vũ trụ Energia (Nga).
Tên lửa mạnh nhất châu Âu - Ariane 5-ECA - đã phóng 2 vệ tinh từ sân bay vũ trụ Kourou của Guiana, Pháp, tối hôm 16.11. Đó là chuyến bay thứ 3 của chiếc rocket 780 tấn này, sau thảm hoạ nổ tung một chiếc tương tự vào năm 2002.
Vào lúc 20h45 ngày 8.11.2005 (giờ Hà Nội), Inmarsat-4 F2, một trong những vệ tinh thông tin mạnh và lớn nhất, đã được tên lửa Zenit-3SL phóng thành công vào quỹ đạo từ Thái bình dương.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++