“Chẩn đoán” sai về vệ tinh Titan

 

Các nhà nghiên cứu biết rằng bầu khí quyển của vệ tinh Titan cấu thành từ methane, và phỏng đoán nó được tạo ra do khói bốc lên trên từ những hồ khổng lồ có thành phần hydrocarbon. Họ đã gán cho Titan những sự kiện như các cơn mưa methane lỏng và nhiều loại hiện tượng thời tiết khác.

Song, khi phân tích các bức ảnh do tàu Cassini gửi về khi bay qua Titan hồi tháng 10 năm ngoái, họ phát hiện thấy không có thủy vực nào đáng kể ở bất kỳ đâu trên vệ tinh này. Thay vào đó là dấu hiệu của một núi lửa. Có thể chính núi lửa này là tác giả của các "dòng sông" mà anh bạn đồng hành của Cassini - tàu Huygens - nhìn thấy khi hạ cánh trên Titan.

Thật là một ngạc nhiên lớn", Christophe Sotin, từ Đại học Nantes, Pháp, trưởng nhóm nghiên cứu nói. "Thật khó mà tìm thấy một vực nước trên bề mặt của nó", ông nói.

Mark Leese, thành viên của nhóm nghiên cứu Huygens tại Đại học Mở, Milton Keynes, Anh cho biết dữ liệu này "không hoàn toàn loại bỏ" khả năng có chất lỏng trên bề mặt. Nhưng họ chắc chắn loại bỏ khả năng tồn tại các hồ lớn hoặc đại dương.

Nhóm khảo sát đã tìm ra một mái vòm có đường kính 30 km, có thể là một miệng núi lửa. Nó có một chỗ lõm ở đỉnh giống như một lòng chảo, một cái miệng bị sụt của núi lửa. Từ mái vòm này tỏa ra các đường chảy, như thể các bụi băng bị bắn ra sau một vụ phun trào.

Điều đó có thể giải thích cho các "dòng sông" mà Huygens nhìn thấy, Sotin nói. Ông cho rằng bề mặt của Titan là một lớp bụi băng, dày khoảng chục kilomét, tuần hoàn cuộn vào trong và đưa lớp bụi từ dưới sâu lên trên.

( theo Tạp chí hoạt động khoa học )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++