Từ năm 1978 đến năm 2006 nhiệt độ ở các vùng Châu Âu đã tăng lên trên mức trung bình toàn cầu, mức tăng tiêu biểu là ở vùng ở phía bắc, trung và đông của lục địa này.
Theo nghiên cứu đó, mức ấm lên 20% của Châu Âu có thể là nguyên nhân gây ra giảm hơi ẩm và sương mù – vì chúng có màu trắng – mà có thể thể phản xạ lại bức xạ nhiệt mặt trời và nhờ đó mặt đất được sự mát mẻ của nó.
Cũng theo nghiên cứu, ở Đông Âu, nước và sương mù có thể giảm đến một nửa.
Các tác giả mà dẫn đầu là Robert Vautard tại cơ quan năng lượng nguyên tử của Pháp (CEA) đã nghiên cứu kĩ lưỡng dữ liệu thu thập từ 342 trạm quan sát thời tiết khắp Châu Âu.
Họ đã phát hiện ra rằng trong vòng gần 30 năm có số ngày được phân loại theo tầm nhìn hạn chế đã giảm xuống một nửa. Việc phân loại được xác định theo các tầm nhìn 2, 5 và 8 km (1,2; 3 và 5 dặm)
Hiện tượng này có liên quan mật thiết đến tình trạng giảm lượng sun-phua đi-ô-xít (SO2), một sản phẩm phụ của việc đốt cháy dầu lửa và than đá có thể gây mưa axit phá hại các khu rừng và ô nhiễm ao hồ.
Nhiệt độ tăng đặc biệt dễ nhận thấy ở Đông Âu nơi có vô số nguồn ô nhiễm than đá.
Tuy nhiên việc làm sạch khí SO2 hiện đang được thực hiện rất hiệu quả.
Điều này có nghĩa là hiện tượng giảm sút sương mù có thể ngăn chặn và xu hướng ấm lên ở Châu Âu sẽ không tồi tệ hơn trong những năm săp tới, Vautard cho AFP biết.
Theo ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu – cơ quan tối cao của Liên hơp quốc về hiện tượng nóng lên toàn cầu, nhiệt độ toàn cầu trung bình tăng 0,74 độ C từ năm 1905 đến năm 2006 và trong gian đoạn 50 năm vừa qua mức tăng là gấp đôi so với nủa đầu thế kỉ này.
Màn sương có thể giảm nhiệt độ cục bộ xuống khoảng 2 độ C theo số liệu liệt kê trong nghiên cứu mới này.