Các nhà khoa học Anh vừa phát minh ra một thiết bị mới, có thể giúp giải quyết vấn đề năng lượng.
Thiết bị này có tên gọi là Anaconda (tên một loài rắn khổng lồ sống ở khu vực Nam Mỹ), gồm một ống cao su lớn, được đổ đầy bằng nước và bịt kín 2 đầu. Nó được đặt ở dưới mặt biển, một đầu ống sẽ đối mặt với các con sóng đang tới và đầu còn lại sẽ được gắn 1 tuabin. Khi các con sóng đập vào một đầu của thiết bị sẽ tạo ra sức ép hình thành nên các con sóng khác bên trong lòng ống. Khi các con sóng này chạybên trong lòng ống, đợt sóng biển tạo ra nó chạy dọc phần ngoài của ống với cùng một tốc độ, tạo thêm sức ép lên ống làm cho ống càng xoắn hơn, khiến các con sóng bên trong lòng ống ngày càng lớn hơn. Sau đó, các con sóng đó sẽ làm quay tuabin và năng lượng được tạo ra sẽ được đưa lên bờ thông qua một cáp.
Anaconda có rất nhiều các ưu điểm nổi bật như thiết kế đơn giản nên có thể chế tạo và bảo trì với mức chi phí thấp, bên cạnh đó là do được chế tạo bằng cao su nên trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với các thiết bị năng lượng sóng khác (thường được làm bằng kim loại) và không cần phải dùng đến búa thuỷ lực, bản lề…
Tuy nhiên, Anaconda vẫn còn ở giai đoạn phát triển ban đầu. Ý tưởng này chỉ mới được chứng minh ở phạm vi phòng thí nghiệm. Hiện, với nguồn tài trợ từ EPSRC (Hội đồng nghiên cứu kỹ thuật và khoa học tự nhiên), các nhà khoa học của Trường Đại học Southampton (Anh) đang phối hợp với các nhà phát minh và các nhà phát triển Anaconda - Checkmate SeaEnergy để thực hiện một chương trình thử nghiệm trên quy mô lớn hơn. Khi chế tạo, một thiết bị Anaconda thật sự sẽ dài 200 m, có đường kính 17 m và được triển khai ở độ sâu 40-100 m. Theo các đánh giá sơ bộ ban đấu, nó sẽ có công suất 1 MW (tương đương lượng điện tiêu thụ của 2000 ngôi nhà). Mặc dù phi phí dự kiến cho sản xuất và phát triển Anaconda vẫn cao hơn khoảng 2 lần so với giá điện tạo ra từ các nhà máy điện vận hành bằng than truyền thống, nhưng nó vẫn khả quan hơn so với giá của các sáng kiến khác về năng lượng sóng.
Theo một nghiên cứu mới, điểm cực từ Bắc của Trái Đất đang bị dịch về phía nước Nga khoảng 60 km mỗi năm do sự thay đổi trong lõi hành tinh gây ra.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ vừa công bố bức ảnh cho thấy sự hiện diện của chất lỏng ở bán cầu bắc của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Phát hiện cho thấy sự sống có thể phát triển trên vệ tinh này.
Sự quan sát các hành tinh và mặt trăng của chúng, có thể giúp con người tìm ra nơi định cư mới như Pandora trong phim bom tấn Avatar được công chiếu thời gian gần đây.
Rạng sáng 17.11.2009, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ Atlantis mang theo một số trang thiết bị và phụ tùng thiết yếu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhằm giúp ISS tồn tại thêm nhiều năm sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm tới.
Với những bức ảnh vừa được gửi về từ vệ tinh MRO của NASA, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về việc có nước, thậm chí rất nhiều nước trên sao Hoả.
Với mục tiêu đối phó với các nguy cơ khủng bố, Bộ An ninh nội địa Mỹ đã nghiên cứu chế tạo hệ thống “JetEye” có khả năng phát hiện các tên lửa cảm ứng nhiệt và phóng ra tia laser làm chệch hướng tên lửa. Máy bay đầu tiên lắp đặt thử nghiệm hệ thống này là của hãng hàng không Mỹ American Airlines và trong thời gian tới, có ít nhất hai chiếc nữa.
Nằm cách trái đất 31 triệu dặm, phi thuyền Deep Impact của NASA đã hướng ống kính về phía hành tinh chúng ta đúng vào thời điểm mặt trăng đi qua.
Theo nghiên cứu của DTU Space, phần chất lỏng trong lõi của Trái đất đang biến đổi nhanh đáng ngạc nhiên và có thể gây ảnh hưởng đến từ trường của Trái đất.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++