Những năm gần đây, ngành chăn nuôi đã hướng mạnh vào việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm thức ăn cho thuỷ, hải sản, vật nuôi có chất lượng và giá trị cao từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Nhiều sản phẩm có chất lượng tốt với giá thành hạ đã được tạo ra. Nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng (Trần Thị Xô, Đặng Thị Mộng Quyền, Văn Thị Mỹ Hiệp) đã vừa cho ra mắt một loại sản phẩm mới dùng để dẫn mùi trong thức ăn nuôi tôm, cá làm từ cá phế liệu. Sản phẩm với nồng độ đạm cao, gồm hỗn hợp các acid amin cần thiết cho sự phát triển của tôm, cá, với mùi vị hấp dẫn tôm, cá, giúp chúng nhanh chóng phát hiện và ăn hết mồi.
Thành phần hóa học của sản phẩm gồm: Hàm lượng đạm tổng: 39 g/l; độ ẩm: 65%; nồng độ chất khô: 300Bx; hàm lượng đạm tan: 21,6 g/l; hàm lượng đạm amoni: 3,95 g/l.
Sản phẩm giữ được mùi vị tự nhiên của nguyên liệu chế biến, có mùi thơm hấp dẫn đối với tôm, cá. Khi phối trộn sản phẩm vào viên thức ăn thì thức ăn dễ tiêu hóa, nên giảm được lượng thức ăn dư thừa sau khi cho tôm, cá ăn. Vì vậy, môi trường nước ít bị ô nhiễm, tiết kiệm được chi phí xử lý nước. Sản phẩm cũng chứa các chất kích thích tiêu hóa, làm tăng vị ngon và khả năng tiêu thụ thức ăn, góp phần giảm lượng thức ăn đầu vào trong nuôi thuỷ, hải sản, đem lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, do sản phẩm được sản xuất từ cá phế liệu của các nhà máy chế biến thủy sản nên tiết kiệm được nhiều chi phí cho các cơ sở này trong việc xử lý phế thải. Quá trình sản xuất sản phẩm không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và sức khỏe con người, quy trình sản xuất đơn giản, dễ thực hiện (bao gồm xay thô, gia nhiệt, cô đặc). Sản phẩm bảo quản được trong thời gian 3 tháng ở nhiệt độ thường.
Nơi chuyển giao công nghệ và bán sản phẩm: Khoa Hoá học, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng - Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 0914084893.
Hiện nay, khoảng 3,5 tỷ người trên toàn thế giới ăn uống thiếu chất sắt, vậy nên việc bổ sung chất sắt vào các thực phẩm thông dụng là cách để phòng ngừa việc thiếu vi chất này.
Có những loại hoa quả ở vùng nhiệt đới có công dụng rất tốt đối với sức khỏe mà bạn chưa từng nghe tới bao giờ như hạt cọ Acai chẳng hạn. Bên cạnh đó có những loại hoa quả nhiệt đới khác rất quen thuộc như ổi đu đủ xoài... nhưng chưa hẳn bạn đã biết hết tác dụng của các loại trái bổ dưỡng này.
Nhóm nghiên cứu Nhật Bản hôm nay cho biết: họ đã phát hiện ra phương pháp có thể làm cho lá thực vật có thể hấp thu được nhiều CO2 hy vọng một ngày nào đó có thể sử dụng để làm chậm quá trình ấm dần của Trái đất hơn thế có thể sản xuất thành thức ăn.
Cây chuyển gen (viết tắt GM - genetically modified crop) là vấn đề còn gây rất nhiều tranh cãi, nên hay không nên. Vì vậy, một công trình nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí uy tín của Mỹ (Science) rất được giới khoa học chú ý. Lần đầu tiên, người ta đã đề cập đến hiệu quả rất tốt đối với môi trường của bông và ngô GM ghép gen trừ sâu BT.
Lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) độc hại tồn đọng và thói quen vứt bao bì đựng thuốc BVTV trên đồng ruộng của người dân đang trở thành mối lo lớn của nhiều địa phương. Cách tiêu huỷ phổ biến nhất hiện nay là thiêu hoặc chôn lấp. Nhưng cả 2 cách này đều chưa đảm bảo an toàn cho môi trường và con người.
Những loài cây cao lớn có xu hướng sinh ra hạt có kích cỡ bự hơn, một nghiên cứu mới xác nhận điều đó, song các nhà khoa học không biết tại sao. Trong một nghiên cứu lớn nhất thuộc loại này, Moles và nhóm cộng sự quốc tế đã tìm hiểu mẫu đại diện của 13.000 loài thực vật trên khắp thế giới. Họ lập biểu đồ dựa trên những kiến thức đã biết về mối quan hệ tiến hoá giữa các loài, nhằm xác định những thay đổi lớn nhất trong kích cỡ hạt theo thời gian.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++