Các nhà khoa học Trung Quốc thông báo con gấu trúc đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ tinh trùng đông lạnh đã chào đời ở nước này.
Với sự ra đời của con gấu trúc vào hôm thứ năm tuần trước tại Trung tâm nghiên cứu gấu trúc lớn Wolong (phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên), giới khoa học sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào mấy con đực ít ỏi tại Trung Quốc trong việc tạo ra gấu trúc mới. Thậm chí họ có thể lấy tinh trùng của gấu trúc tại nhiều nơi khác trên thế giới như Mỹ, Mexico để đa dạng hóa nguồn cung cấp.
Các nhà khoa học cho biết, đây là lần đầu tiên một gấu trúc chào đời thành công nhờ tinh trùng đông lạnh.
"Trước đây chúng tôi thử nhiều lần nhưng đều thất bại", Huang Yan, một chuyên gia kỹ thuật của Trung tâm nghiên cứu gấu trúc lớn Wolong, nói.
Đây là con gấu trúc thứ 10 được sinh ra tại Trung tâm nghiên cứu gấu trúc lớn Wolong. You You, mẹ của nó, đã sinh nở thành công 3 lần. Giới tính của con gấu trúc sơ sinh chưa rõ ràng nên nó chưa được đặt tên.
Do số lượng gấu trúc tại Trung Quốc không nhiều nên tình trạng giao phối cận huyết có chiều hướng tăng lên trong vài năm gần đây. Tình trạng đó có thể gây nên những khuyết tật bẩm sinh khiến sức khỏe gấu trúc suy giảm. Phương pháp thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng đông lạnh sẽ ngăn chặn tình trạng giao phối cận huyết của chúng.
Theo Yan, các nhà khoa học bảo quản tinh trùng gấu trúc ở nhiệt độ dưới âm nhờ nitơ lỏng. Tuy nhiên, trước kia chỉ có 20-30% tinh trùng sống sót. Yan và các đồng nghiệp đã cải tiến kỹ thuật giã đông nên tỷ lệ sống của tinh trùng tăng lên tới 80%.
Việc thụ tinh nhân tạo được thực hiện vào tháng 3 năm nay. Người ta phát hiện You You thụ thai vào tháng 6 sau khi kiểm tra bằng máy siêu âm.
"Tinh trùng đã được bảo quản vài năm", Yan tiết lộ.
Matthew Durnin, giám đốc khoa học của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Bắc Á, cho rằng thành tựu của Trung Quốc rất có ý nghĩa trong nỗ lực bảo vệ và tăng số lượng gấu trúc trên thế giới.
Một loài chim chích mới ở những khu rừng giữa biên giới hai nước Việt Nam - Lào vừa được các nhà khoa học của chương trình bảo vệ động vật hoang dã và Tổ chức Birdlife International của Đông Nam Á khẳng định tồn tại.
Có một “đoàn quân đi nhờ” đã theo chân con người đến những vùng mới và làm biến đổi hệ sinh thái nơi đó. Dưới đây là 8 cuộc chiến ác liệt nhất với sinh vật xâm lăng mà con người đang đương đầu để bảo tồn hệ sinh thái.
Ngày 21-12, các nhà khảo cổ học công bố phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn thịt mới ở phía bắc Trung Quốc, nó có lông phủ kín và dùng nọc độc của răng nanh làm tê liệt con mồi giống như loài rắn ngày nay.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu việc các con đười ươi có thể đu đưa qua những cành cây mà có vẻ quá yếu để có thể chịu đựng sức nặng của chúng như thế nào. Họ tin rằng, những khám phá của họ sẽ giúp ích cho cuộc đấu tranh sống còn của chúng.
Bằng chứng về sự sống trên trái đất đã có từ cách đây hàng triệu năm với các sinh vật đơn bào đơn giản như vi khuẩn. Khi động vật đa bào xuất hiện trên hành hành tinh xanh sau 3 triệu năm thống trị của động vật đơn bào, động vật nhanh chóng trở nên đa dạng.
Trong một nghiên cứu công bố trên mục Khoa học sinh vật số ra hôm 22-7 của tạp chí Proceedings of the Royal Society, các nhà khoa học tại Đại học bang Arizona và Đại học Princeton đã chỉ ra rằng loài kiến có thể hoàn thành một nhiệm vụ một cách có lý trí hơn con người chúng ta – loài sinh vật đa mốt, đầy trí thức, biết sử dụng công cụ, đi hai chân và khả năng phản bác.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++