Một nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết, họ đã phát hiện một “thế giới bị bỏ quên” ở vùng rừng nhiệt đới Indonesia, nơi có hàng chục loài động, thực vật mới.
Ông Bruce Beehler, người đứng đầu nhóm các nhà khoa học nói rằng “khu rừng này giống như vườn địa đàng trên mặt đất”. Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều loài bướm, ếch nhái mới và đặc biệt là nhiều loài thực vật gồm năm loài cọ mới và hoa đỗ quyên lớn. Họ cũng phát hiện một loài chim hút mật mà trước đây chưa được biết đến. Ông Bruce Beehler nói : “Nơi này thật đẹp, còn hoang sơ, không có người ở, không có dấu vết cho thấy có sự hiện diện của con người”.
Nhóm các nhà khoa học Mỹ, Indonesia và Australia đã đi qua một khu vực rậm rạp rộng lớn ở dãy núi Foja, khu vực lòng chảo Mamberamo, phía tây bắc Indonesia. Họ đã ở đây gần một tháng để tìm hiểu các loài muông thú, cây cối ở khu vực thấp hơn gần dãy Foja, ở độ cao 2.000 m.
Các nhà khoa học “đổ bộ” bằng trực thăng xuống khu vực này, bởi không có con đường mòn nào để đi vào. Ông Beehler cho biết, thậm chí nhóm người bản địa dẫn đường cho các nhà khoa học cũng ngạc nhiên trước khung cảnh của vùng rừng núi mà họ và thậm chí cả tổ tiên họ, chưa từng thấy.
Phát hiện quan trọng của các nhà khoa học là một loài chim hút mật với vệt lông mầu da cam sáng trên mặt - loài chim được nhìn thấy ở đảo Papua New Guinea cách đây hơn 60 năm. Các nhà khoa học cũng phát hiện được loài chim thiên đường ở Berlipsch từng được biết đến từ cuối thế kỷ 19. Họ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một con chim thiên đường trống ở Berlepsch đang nhảy múa cùng một con chim mái bên lều của họ. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phương Tây nhìn thấy “mẫu vật” sống của loài chim này và chứng tỏ rằng, vùng núi Foja là quê hương của chúng.
Ông Beehler thích thú nói, ông đã dành 20 năm tìm hiểu loài chim thiên đường và phát hiện vừa qua còn thú vị hơn phát hiện loài chim hút mật. Nhóm các nhà khoa học cũng tìm thấy loài kangaroo leo cây, loài thú mà dường như bị săn bắn đến tuyệt chủng.
Hai con thú lông nhím mỏ dài, khoằm – loài thú đẻ trứng còn “cho” các nhà khoa học mang về lều để nghiên cứu.
Cuộc nghiên cứu do Hội bảo tồn thiên nhiên có trụ sở ở Mỹ tiến hành từ tháng 12.2005, với sự hợp tác của Viện khoa học Indonesia. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không đủ thời gian để khảo cứu một cách tổng thể kỹ lưỡng và dự định sẽ trở lại vào cuối năm.
Những phát hiện chính của các nhà khoa học ở Papua:
- Một loài chim hút mật mới, lần đầu tiên được phát hiện kể từ năm 1939 ở New Guinea.
- Tìm ra “Quê hương” của loài chim thiên đường (sáu móng).
- Chụp ảnh được loài chim có lông vàng phía trước đang nhảy múa.
- Phát hiện loài động vật có vú lớn lông vàng kangaroo.
- Phát hiện hơn 20 loài ếch nhái, gồm loài nhái nhỏ xíu, dài chưa tới 14 mm.
- Phát hiện năm loài cọ mới, chưa từng được biết đến.
- Cây đỗ quyên hoa trắng lớn với “sải cánh” hoa 15 cm.
Một loài chim chích mới ở những khu rừng giữa biên giới hai nước Việt Nam - Lào vừa được các nhà khoa học của chương trình bảo vệ động vật hoang dã và Tổ chức Birdlife International của Đông Nam Á khẳng định tồn tại.
Có một “đoàn quân đi nhờ” đã theo chân con người đến những vùng mới và làm biến đổi hệ sinh thái nơi đó. Dưới đây là 8 cuộc chiến ác liệt nhất với sinh vật xâm lăng mà con người đang đương đầu để bảo tồn hệ sinh thái.
Ngày 21-12, các nhà khảo cổ học công bố phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn thịt mới ở phía bắc Trung Quốc, nó có lông phủ kín và dùng nọc độc của răng nanh làm tê liệt con mồi giống như loài rắn ngày nay.
Các nhà nghiên cứu vừa chụp được ảnh của khoảng năm con báo tuyết hoang dã trên đỉnh của một ngọn núi Tomur cao 7.435m thuộc tỉnh Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học Trung Quốc chụp được ảnh của loài động vật qúy hiếm này.
Các nhà khoa học Ý tuyên bố đã cho ra đời, cách đây vài tuần, 14 con lợn bằng nhân bản vô tính tại phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh sản tại Cremona, nơi đã từng nhân bản con ngựa đầu tiên trên thế giới.
Một phân tích toàn diện mối quan hệ di truyền giữa loài rắn, thằn lằn và các loài bò sát khác đã cho ra đời một sơ đồ phả hệ mới của loài động vật này, một nhóm các nhà nghiên cứu cho biết.
Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu có được bằng chứng về sự chia rẽ trong mô hình di cư của một loài chim - hành vi vẫn được giả thuyết là có thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu việc các con đười ươi có thể đu đưa qua những cành cây mà có vẻ quá yếu để có thể chịu đựng sức nặng của chúng như thế nào. Họ tin rằng, những khám phá của họ sẽ giúp ích cho cuộc đấu tranh sống còn của chúng.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++