Một loài khủng long có thân hình bé nhỏ mới được khai quật ở miền bắc nước Đức.
Sinh vật thuộc nhóm Sauropod - khủng long ăn cỏ cổ dài 4 chân và to nhất trong thế giới khủng long.
Nhưng chỉ với chiều dài vài mét, con vật này nhỏ hơn rất nhiều so với anh em đồng loại. Nhóm nghiên cứu cho rằng loài vật kỷ Jura này đã tiến hoá nên hình dáng nhỏ bé để thích ứng với tình trạng khan hiếm thức ăn trên hòn đảo.
Martin Sander, tại Đại học Bonn và cộng sự đã nghiên cứu dấu tích của 11 con Sauropod tìm thấy ở mỏ đá tại Oker, Lower Saxony.
Với tổng chiều dài cơ thể từ 1,7 đến 6,2 m, ban đầu nhóm cho rằng những con khủng long này đang dậy thì. Nhưng khi kiểm tra hóa thạch kỹ lưỡng, họ nhận thấy đó là những sinh vật tí hon.
Nhóm đã được mang tên Europasaurus holgeri - bò sát Holger của châu Âu. Cái tên nhằm tưởng nhớ Holger Luedtke, một nhà cổ sinh vật học tìm thấy chiếc xương đầu tiên vào năm 1998.
Xét về chiều cao, E. holgeri đứng cao đến vai con ngựa, trong khi những con Sauropod khác to hơn những chiếc xe buýt, dài vài chục mét và nặng tới hơn 100 tấn.
Hoá thạch sinh vật được tìm thấy ở dãy đá thuộc kỷ Jura muộn (150 triệu năm tuổi). Vào thời điểm này, phần lớn trung tâm châu Âu chìm dưới nước. Sander cho rằng các con khủng long đã sống trên một trong những hòn đảo lớn quanh lưu vực Lower Saxony.
"Những hòn đảo như vậy thì không thể đủ chu cấp cho những con Sauropod khổng lồ", Sander nhận định.
Một loài chim chích mới ở những khu rừng giữa biên giới hai nước Việt Nam - Lào vừa được các nhà khoa học của chương trình bảo vệ động vật hoang dã và Tổ chức Birdlife International của Đông Nam Á khẳng định tồn tại.
Có một “đoàn quân đi nhờ” đã theo chân con người đến những vùng mới và làm biến đổi hệ sinh thái nơi đó. Dưới đây là 8 cuộc chiến ác liệt nhất với sinh vật xâm lăng mà con người đang đương đầu để bảo tồn hệ sinh thái.
Ngày 21-12, các nhà khảo cổ học công bố phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn thịt mới ở phía bắc Trung Quốc, nó có lông phủ kín và dùng nọc độc của răng nanh làm tê liệt con mồi giống như loài rắn ngày nay.
Các nhà khoa học Anh cho biết, họ đã khám phá ra tại sao những con thằn lằn thời tiền sử lại mọc mào ở trên đầu (một điều mà từ trước đến nay vẫn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học).
Các nhà bảo tồn vui mừng cho biết họ đã có được bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của một sinh vật hiếm hoi giống như hươu cao cổ ở công viên quốc gia Virunga, Congo, trong khu vực bị quần nát bởi các cuộc xung đột đẫm máu.
Nghiên cứu mô mắt của loài cá voi bowhead quý hiếm, các nhà khoa học phát hiện ra rằng một vài cá thể có tuổi thọ vượt xa con người nhiều thế hệ. Ít nhất 1 con đực đã sống tới 200 năm.
Các nhà khoa học đã xác định được một loài bò sát cổ đại sống ở biển khi khủng long vẫn còn thống trị trên trái đất. Được đặt tên là “Umoonasaurus”, loài vật này sinh sống ở vùng bờ biển nay là Australia cách đây 115 triệu năm, khi mà lục địa này vẫn còn ở gần Nam cực hơn nhiều so với ngày nay.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++