Ông Trần Duy Nhị (54 tuổi, ở tổ dân phố 3, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã nuôi và nhân giống thành công hàng trăm con kỳ đà bán thịt. Trong chuồng kỳ đà của ông hiện có gần 20 con kỳ đà (mỗi con cân nặng trên 4kg, có con nặng gần 10kg).
Ông Nhị cho biết cách đây không lâu, sau một lần ra miền Bắc thấy có một số hộ nuôi kỳ đà thịt, ông đã mua hai con đem về Quảng Ngãi nuôi thử nghiệm.
Thấy kỳ đà phát triển tốt, phù hợp với môi trường sống ở Quảng Ngãi nên ông tiếp tục mua thêm hơn 40 con kỳ đà con về thả nuôi. Sau gần một năm thả nuôi, đến nay kỳ đà của ông đã sinh đẻ nhiều lứa, xuất bán nhiều đợt kỳ đà thịt và kỳ đà giống.
Với giá bán ra thị trường khoảng 300.000 đồng/kg kỳ đà thịt, bước đầu mô hình nuôi kỳ đà bán thịt của ông đã đem lại hiệu quả kinh tế. Do thức ăn chính của kỳ đà chủ yếu là cá, ếch, nhái và cóc... nên chi phí mua thức ăn cho kỳ đà ít tốn kém.
Ngoài kỳ đà, ông Nhị còn nuôi kết hợp một số loại động vật khác như lươn, ếch, ba ba... Ở Quảng Ngãi, ngoài ông Nhị còn có anh phan Khắc Trinh, thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh cũng nuôi thành công kỳ đà.
Được biết, kỳ đà là loại động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Việc nuôi và nhân giống thành công kỳ đà ở Quảng Ngãi đang góp phần vào việc bảo tồn loài động vật bò sát đang ngày càng ít dần trong tự nhiên này.
Một loài chim chích mới ở những khu rừng giữa biên giới hai nước Việt Nam - Lào vừa được các nhà khoa học của chương trình bảo vệ động vật hoang dã và Tổ chức Birdlife International của Đông Nam Á khẳng định tồn tại.
Có một “đoàn quân đi nhờ” đã theo chân con người đến những vùng mới và làm biến đổi hệ sinh thái nơi đó. Dưới đây là 8 cuộc chiến ác liệt nhất với sinh vật xâm lăng mà con người đang đương đầu để bảo tồn hệ sinh thái.
Ngày 21-12, các nhà khảo cổ học công bố phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn thịt mới ở phía bắc Trung Quốc, nó có lông phủ kín và dùng nọc độc của răng nanh làm tê liệt con mồi giống như loài rắn ngày nay.
Công ty chăn nuôi thuộc Tổng Công ty khoáng sản thương mại Hà Tĩnh được thành lập từ năm 2005, ban đầu từ quy mô 250 lợn nái ông bà, bố mẹ được du nhập từ Công ty CP Thái Lan, đến năm 2007 Công ty tiếp tục nhập về 208 con, đến nay Công ty đã có 1.200 nái ông bà, bố mẹ giống lợn Yorshire, Landrát, Durốc…
Xưa nay chúng ta đều biết rằng, cá heo là một loài rất thông minh và giờ chúng ta lại biết thêm cá heo còn là những ‘đầu bếp’ xuất sắc dưới lòng đại dương.
Công nghệ sản xuất này do Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ thực hiện và đã thành công trong việc sinh sản nhân tạo, ấp nở và ương nuôi cá bột cá đối (Liza subviridis). Nguồn cá bố mẹ thành thục được chọn từ tự nhiên.
Những lớp vỏ xe mới cho phép xe đua có thể quay thật nhanh. Đôi cánh phía sau mang đến những lợi ích tương tự cho bươm bướm: về cơ bản đôi cánh này không cần thiết lắm cho việc cất cánh bay của loài bướm nhưng nó giúp cho chúng tránh khỏi những con vật con săn mồi.
Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện, chân hóa thạch của khủng long thú mỏ vịt sống cách đây 80 triệu năm có những protein lâu đời nhất được lưu trữ trong các mô mềm, bao gồm các mạch máu, các mô liên kết và có lẽ là cả protein của các hồng huyết cầu.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++