Chuột mang tế bào... não người!

Các nhà khoa học Mỹ vừa tạo ra những con chuột mang một lượng nhỏ tế bào não người. Mục tiêu là tạo ra những mô hình thực sự để nghiên cứu các chứng rối loạn thần kinh, chẳng hạn bệnh Parkinson.

Phát hiện nhiều động, thực vật mới ở Papua, Indonesia

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết, họ đã phát hiện một “thế giới bị bỏ quên” ở vùng rừng nhiệt đới Indonesia, nơi có hàng chục loài động, thực vật mới.

Phát hiện loài báo tuyết quí hiếm

Các nhà nghiên cứu vừa chụp được ảnh của khoảng năm con báo tuyết hoang dã trên đỉnh của một ngọn núi Tomur cao 7.435m thuộc tỉnh Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học Trung Quốc chụp được ảnh của loài động vật qúy hiếm này.

Ý nhân bản vô tính 14 con lợn

Các nhà khoa học Ý tuyên bố đã cho ra đời, cách đây vài tuần, 14 con lợn bằng nhân bản vô tính tại phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh sản tại Cremona, nơi đã từng nhân bản con ngựa đầu tiên trên thế giới.

Các nhà khoa học viết lại lịch sử tiến hóa của loài bò sát

Một phân tích toàn diện mối quan hệ di truyền giữa loài rắn, thằn lằn và các loài bò sát khác đã cho ra đời một sơ đồ phả hệ mới của loài động vật này, một nhóm các nhà nghiên cứu cho biết.

Quan sát thấy một loài chim phân tách làm hai

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu có được bằng chứng về sự chia rẽ trong mô hình di cư của một loài chim - hành vi vẫn được giả thuyết là có thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

Các con đười ươi đu qua các cành cây để sống sót

Các nhà khoa học đã nghiên cứu việc các con đười ươi có thể đu đưa qua những cành cây mà có vẻ quá yếu để có thể chịu đựng sức nặng của chúng như thế nào. Họ tin rằng, những khám phá của họ sẽ giúp ích cho cuộc đấu tranh sống còn của chúng.

Những loài động vật đầu tiên sống ở môi trường ao hồ

Bằng chứng về sự sống trên trái đất đã có từ cách đây hàng triệu năm với các sinh vật đơn bào đơn giản như vi khuẩn. Khi động vật đa bào xuất hiện trên hành hành tinh xanh sau 3 triệu năm thống trị của động vật đơn bào, động vật nhanh chóng trở nên đa dạng.

Môi trường sống nóng rút ngắn tuổi thọ của các loài động vật máu lạnh

Theo một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences online, nhiệt độ có thể giải thích đầy đủ cho nguyên nhân tại sao các sinh vật máu lạnh như cá, lưỡng cư, giáp xác và thằn lằn sống thọ hơn ở những vùng vĩ độ cao so với vùng thấp. Phó giáo sư, tiến sỹ Stephan Munch và Tiến sỹ Santiago Salinas từ khoa Khoa học Khí quyển và Hàng hải của Đại học Stony Brook đã cùng phát hiện ra rằng sự đa dạng các loài có thân nhiệt biến đổi cùng với nhiệt độ môi trường xung quanh là một yếu tố chi phối sự dao động về tuổi thọ theo địa lý của trong loài.

Tạo ra gấu trúc từ tinh trùng đông lạnh

Các nhà khoa học Trung Quốc thông báo con gấu trúc đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ tinh trùng đông lạnh đã chào đời ở nước này.

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++