Màu sắc của tiến hóa: loài mới hình thành như thế nào

Kể từ khi nhà bác học Darwin khám phá ra loài có thể tiến hóa, các nhà khoa học đã luôn tự hỏi loài mới hình thành bằng cách nào.

Trả lời câu hỏi này là chìa khóa để hiểu được sự đa dạng của tất cả vật sống. Một nhóm các loài cá nhiều màu sắc ở Hồ Victoria của Châu Phi là đối tượng nghiên cứu chính để giải mã được cách loài mới hình thành. Hồ này chứa hơn 500 loài cichlid, loài đóng vai trò hàng đầu do sự hình thành loài nhanh và sự đa dạng đặc biệt của chúng. Tuy nhiên, cơ chế liên quan đến sự xuất hiện nhanh chóng các loài cichlid mới vẫn còn là một điều bí ẩn đối với các nhà khoa học.

Hiện nay, một nghiên cứu mới cho rằng, loài cichlid ở Hồ Victoria trở thành loài mới sau những thay đổi về cách chúng nhìn dẫn đến những thay đổi trong bạn tình mà chúng chọn. Nhóm nhà sinh học cho biết hiện tượng này cung cấp bằng chứng cho thấy sự khác nhau ở nhận thức giác quan góp phần vào sự phát triển loài mới.

Trong nhiều năm, các nhà khoa học cho rằng sự tiến hóa liên quan đến môi trường và nhận định loài mới xuất hiện khi các quần thể bị cô lập về địa lý lẫn nhau, từ đó buộc chúng thích nghi khác nhau. Ý kiến cho rằng các sinh vật sống ngay sát nhau có thể phân chia thành hai loài mới đã được đề xuất, nhưng khó để chứng minh.

Vùng nước ở Hồ Victoria, tối và hấp thụ ánh sáng đỏ nhiều hơn ánh sáng xanh. Trong các vùng nước cạn, cá đực có khuynh hướng có màu xanh lá cây hơn là xanh da trời và trong vùng nước sâu hơn, cá đực có màu đỏ sáng chói.

Một nhà sinh học giải thích, “những con cá này đặc thù ở các môi trường sống khác nhau, và trong trường hợp này có độ sâu khác nhau. Hệ thống thị giác này sau đó đặc thù hóa đối với môi trường ánh sáng tại những độ sâu này và màu sắc ghép đôi thay đổi để hợp nhau. Một khi điều này xảy ra, hai nhóm này không giao phối nữa và vì thế trở thành loài mới.”

Nghiên cứu trước đây đã xác định được những biến thể nhạy cảm với chiều dài bước sóng dài và ngắn trong một trong những gen chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh tầm nhìn của cá đối với độ sâu khác nhau. Đối với nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu giải mã trình tự hàng trăm con cá bắt trong thiên nhiên và chứng minh rằng những biến thể thị giác này cách ly với độ sâu và màu xanh dương, ủng hộ cho ý kiến rằng những con cá này đã đặc trưng hóa để sống ở những nơi này.

Nghiên cứu này cũng quan trọng bởi vì nó cho thấy sự quan trọng của ánh sáng trong môi trường đối với sự tồn tại của loài cá, và ảnh hưởng bất lợi của ô nhiễm lên sự đa dạng sinh học.

(Cổng thông tin khoa học công nghệ tỉnh đồng Nai )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++