Mới đây, một nhóm các chuyên gia quốc tế nghiên cứu về động vật học và thuật ngữ học đã tìm ra một bản đồ mới về bộ não của động vật. Bản đồ này phản ánh chân thực về cấu trúc bộ não của các loài chim.
Những kết quả nghiên cứu có từ hơn 100 năm trở lại đây và những nghiên cứu về cấu trúc bộ não của các loài chim đã chỉ ra rằng bộ não của chim là trung tâm điều khiển các chức năng và các hành vi cơ bản của chúng.
Tuy nhiên, Erich Jarvis, chuyên gia nghiên cứu và cũng là người đứng đầu nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Duck tại Bắc California cho rằng bộ não của các loài chim giống vớicấu trúc của bộ não người. Hơn nữa, trung tâm điều khiển não chính của chúng phức tạp chứ không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ.
Jarvis đã nghiên cứu cách loài chim học phát âm các nguyên âm như cách mà loài vẹt bắt chước giọng nói của con người và tiếng hót của các loài chim khác. Ông nhận xét: hành vi bắt chước của chúng thật đáng ngạc nhiên vì những hành vi này rất phức tạp. Chúng có thể bắt chước các tiếng hót của các loài chim khác và bắt chước ngôn ngữ của con người để giao tiếp và chúng còn biết đếm.
Jarvis còn cho biết thêm rằng: “chúng còn biết nói dối. Bạn có thể dạy một con bồ câu làm một việc gì đó và phần thưởng cho nó là một miếng mồi ngon nếu nó làm được việc bạn bảo nó làm. Bạn cũng có thể thấy một con bồ câu cái giả vờ nhường miếng mồi của nó cho một con bồ câu khác nhưng ngay khi con bồ câu kia chuẩn bị ăn miếng mồi thì nó chộp ngay lấy miếng mồi đó”.
Jarvis cho biết: “Thông qua việc nghiên cứu về bộ não của các loài chim chúng ta sẽ có thể có những hiểu biết sâu hơn về cấu trúc hoạt động của não người”
Nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng: “Nghiên cứu cấu trúc bộ não của các loài chim cho thấy, các vùng chính trong bộ não của chúng xử lý những hành vi rất phức tạp giống như ở cá voi. Thậm chí, sự phát triển khả năng nhận thức ở một số loài chim còn phức tạp hơn ở nhiều loài cá voi. Đây là một trong những cách để nghiên cứu hành vi di trú và hành vi xã hội của chúng”.
Một loài chim chích mới ở những khu rừng giữa biên giới hai nước Việt Nam - Lào vừa được các nhà khoa học của chương trình bảo vệ động vật hoang dã và Tổ chức Birdlife International của Đông Nam Á khẳng định tồn tại.
Có một “đoàn quân đi nhờ” đã theo chân con người đến những vùng mới và làm biến đổi hệ sinh thái nơi đó. Dưới đây là 8 cuộc chiến ác liệt nhất với sinh vật xâm lăng mà con người đang đương đầu để bảo tồn hệ sinh thái.
Ngày 21-12, các nhà khảo cổ học công bố phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn thịt mới ở phía bắc Trung Quốc, nó có lông phủ kín và dùng nọc độc của răng nanh làm tê liệt con mồi giống như loài rắn ngày nay.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++