Các nhà nghiên cứu động vật vừa khám phá tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc loài rắn má dài 555mm - một trong 19 hay 20 loài thuộc giống rắn má Opisthotropis còn lại trên thế giới.
Loài rắn má này được khám phá ở Suối Bạc, độ cao 750 m so với mực nước biển ở Vườn Quốc gia Tam Đảo. Lưng rắn màu xám xanh ô liu đậm với hai sọc đậm dọc hai bên hông, phần tiếp giáp với hông và bụng có màu xám, chóp đuôi với nhiều đốm đen đậm. Mẫu vật chuẩn của loài này hiện đang lưu giữ tại bảo tàng động vật học Đại học Quốc gia Hà Nội.
Loài rắn má mới này có chiều dài cơ thể kể cả đuôi 555 mm. Lưng có màu xám xanh ô liu đậm với hai sọc đậm dọc hai bên hông, phần tiếp giáp với hông và bụng có màu xám, chóp đuôi với nhiều đốm đen đậm
Loài rắn mới này có tên khoa học là Opisthotropis tamdaoensis sp. n. Ziegler, David & Vu, 2008. Công trình này được xuất bản trên tạp chí chuyên ngành Hệ thống học động vật và Tiến hóa (ZooSystematics and Evolution) số 84, tập 2 năm 2008.
Theo các nhà nghiên cứu, loài rắn má mới này thuộc họ rắn nước (Colubridae); trên thế giới có khoảng 19 hay 20 loài thuộc giống rắn má Opisthotropis tùy thuộc vào hệ thống phân loại của các nhà nghiên cứu, nhưng ở Việt Nam có 6 loài.
Đây là công trình hợp tác quốc tế giữa TS Thomas Ziegler - Vườn thú Cologne (Đức), GS. Patrick David - Phòng Hệ thống học động vật và Tiến hóa thuộc Bảo tàng lịch sử và Tự nhiên Paris (Pháp) và ông Vũ Ngọc Thành, Khoa Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Khám phá này là một trong những minh chứng cho thấy tầm quan trọng của Vườn quốc gia Tam Đảo đối với bảo tồn các loài động vật đặc hữu của Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương đã đe dọa đến sinh cảnh của loài rắn nói trên.
Một loài chim chích mới ở những khu rừng giữa biên giới hai nước Việt Nam - Lào vừa được các nhà khoa học của chương trình bảo vệ động vật hoang dã và Tổ chức Birdlife International của Đông Nam Á khẳng định tồn tại.
Có một “đoàn quân đi nhờ” đã theo chân con người đến những vùng mới và làm biến đổi hệ sinh thái nơi đó. Dưới đây là 8 cuộc chiến ác liệt nhất với sinh vật xâm lăng mà con người đang đương đầu để bảo tồn hệ sinh thái.
Ngày 21-12, các nhà khảo cổ học công bố phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn thịt mới ở phía bắc Trung Quốc, nó có lông phủ kín và dùng nọc độc của răng nanh làm tê liệt con mồi giống như loài rắn ngày nay.
Các nhà nghiên cứu vừa chụp được ảnh của khoảng năm con báo tuyết hoang dã trên đỉnh của một ngọn núi Tomur cao 7.435m thuộc tỉnh Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học Trung Quốc chụp được ảnh của loài động vật qúy hiếm này.
Một nhóm các nhà khoa học từ London, Cambridge và Chicago đã nhận biết và mô tả một trong những sọ khủng long nhỏ nhất từng được phát hiện. Hộp sọ này có độ dài khoảng 45 mm và thuộc về một con khủng long Heterodontosaurus còn rất nhỏ. Con vật có trọng lượng khoảng chỉ khoảng 200 g.
Giống như con người, những người bạn giống chó của chúng ta có thể hình thành những khái niệm phức tạp. Friederike Range và các bạn đồng nghiệp thuộc trường đại học Vienna của Úc lần đầu tiên đã chỉ ra rằng loài chó có thể phân loại những tấm ảnh màu rắc rối và đặt chúng trong loại có cách làm giống như con người. Và loài chó chứng minh được sự hiểu biết của nó một cách thành công thông qua việc sử dụng màn hình cảm ứng của máy tính, bài tiết những ảnh hưởng tiềm ẩn của con người.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++