Các nhà khoa học Mỹ vừa tạo ra những con chuột mang một lượng nhỏ tế bào não người. Mục tiêu là tạo ra những mô hình thực sự để nghiên cứu các chứng rối loạn thần kinh, chẳng hạn bệnh Parkinson.
Nhóm nghiên cứu do TS Fred Gage thuộc Viện Salk đã tạo ra những con chuột trên bằng cách tiêm khoảng 100.000 tế bào gốc phôi người vào não của mỗi phôi chuột 14 ngày tuổi. Kết quả là những con chuột trên chào đời với khoảng 0,1% tế bào người trong đầu. Tuy nhiên, tiêm tế bào gốc của người như vậy không tái cấu trúc não chuột cũng như không thể ''người hoá'' loài gặm nhấm này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng trộn tế bào người với động vật có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo các loại thuốc thử nghiệm và liệu pháp thay thế mô mới là an toàn đối với người. Đây là cách duy nhất để thúc đẩy liệu pháp thay thế mô bằng tế bào gốc. Nguyên nhân là quá rủi ro để thử nghiệm trên người và giới khoa học còn biết quá ít về tế bào gốc.
Một số chuyên gia đã tiến hành những thử nghiệm tương tự đối với thỏ và trứng gà. Trong khi đó các nhà khoa học thuộc ĐH California-Irvine đã thông báo làm cho chuột đi lại được sau khi tiêm cho chúng tế bào thần kinh của người. Trong nhiều năm qua các bác sĩ đã gấy ghép van tim lợn vào tim người. Việc tiêm các tế bào người vào động vật thí nghiệm còn diễn ra sớm hơn nhiều.
Tuy vậy, tiêm tế bào người vào não động vật được quan tâm đặc biệt do nhiều người lo ngại viễn cảnh đáng sợ: bộ não người có thể nằm trong đầu động vật. Rốt cuộc thì 97,5% bộ gien chuột giống hệt gien người. David Magnus, Giám đốc Trung tâm đạo đức y sinh Standford, cho biết: ''Tôi không nghĩ là nghiên cứu trên tiến gần tới viễn cảnh đó''.
Một loài chim chích mới ở những khu rừng giữa biên giới hai nước Việt Nam - Lào vừa được các nhà khoa học của chương trình bảo vệ động vật hoang dã và Tổ chức Birdlife International của Đông Nam Á khẳng định tồn tại.
Có một “đoàn quân đi nhờ” đã theo chân con người đến những vùng mới và làm biến đổi hệ sinh thái nơi đó. Dưới đây là 8 cuộc chiến ác liệt nhất với sinh vật xâm lăng mà con người đang đương đầu để bảo tồn hệ sinh thái.
Ngày 21-12, các nhà khảo cổ học công bố phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn thịt mới ở phía bắc Trung Quốc, nó có lông phủ kín và dùng nọc độc của răng nanh làm tê liệt con mồi giống như loài rắn ngày nay.
Các nhà khoa học đã soạn ra một bản đồ toàn cầu nhằm xác định các địa điểm phân bố của nhiều loài động, thực vật đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết, họ đã phát hiện một “thế giới bị bỏ quên” ở vùng rừng nhiệt đới Indonesia, nơi có hàng chục loài động, thực vật mới.
Các nhà nghiên cứu vừa chụp được ảnh của khoảng năm con báo tuyết hoang dã trên đỉnh của một ngọn núi Tomur cao 7.435m thuộc tỉnh Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học Trung Quốc chụp được ảnh của loài động vật qúy hiếm này.
Các nhà khoa học Ý tuyên bố đã cho ra đời, cách đây vài tuần, 14 con lợn bằng nhân bản vô tính tại phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh sản tại Cremona, nơi đã từng nhân bản con ngựa đầu tiên trên thế giới.
Một phân tích toàn diện mối quan hệ di truyền giữa loài rắn, thằn lằn và các loài bò sát khác đã cho ra đời một sơ đồ phả hệ mới của loài động vật này, một nhóm các nhà nghiên cứu cho biết.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++