Các nhà khoa học đã nghiên cứu việc các con đười ươi có thể đu đưa qua những cành cây mà có vẻ quá yếu để có thể chịu đựng sức nặng của chúng như thế nào. Họ tin rằng, những khám phá của họ sẽ giúp ích cho cuộc đấu tranh sống còn của chúng.
Một nhóm nghiên cứu từ Birmingham, Vương Quốc Anh cho biết, động vật này sử dụng bàn tay và bàn chân của chúng để di chuyển với cách thức độc nhất vô nhị so với những loài linh trưởng khác.
Nghiên cứu được công bố trên Biên Bản Lưu Của Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia- National Academy of Sciences.
Số lượng đàn đười ươi Sumatran thì đang giảm xuống, và hiện nay đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Nhà khoa học Susannah Thorpe và nhóm nghiên cứu của bà đã nghiên cứu các con đười ươi Sumatran hoang dã khi chúng di chuyển qua các ngọn cây.
Họ thấy rằng, các chuyển động của cây được giảm bớt nhờ vào khả năng di chuyển với nhịp điệu không theo nguyên tắc của chúng.
Không giống như các con linh trưởng khác, các con đười ươi có thể di chuyển thẳng đứng và ngang, trên và dưới các cành cây, bám chặt bằng cả bàn tay và bàn chân.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra một phát hiện quan trọng là các con đười ươi Sumatran dựa vào những cây leo như gỗ hay dây leo ở trong những rừng đầy cây gỗ”.
Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu mới này có ích cho việc bảo tồn.
“Nếu sự phá hoại đất rừng không giảm xuống, thì các con đười ươi có thể bị tuyệt chủng trong thập kỷ tới”, tiến sỹ Thorpe cho biết.
“Nếu chúng ta biết nhiều hơn về việc chúng di chuyển như thế nào qua các cây và cách thức có một không hai của chúng để thích nghi với những khó khăn trong môi trường sống, chúng ta có thể hiểu được các nhu cầu của chúng. Điều này có thể giúp ích cho việc có lại các động vật được cứu nguy ở rừng và các cố gắng để bảo tồn môi trường sống của chúng”.
(Theo Thurose (theo redorbit) // Sở KHCN Đồng Nai )
Một loài chim chích mới ở những khu rừng giữa biên giới hai nước Việt Nam - Lào vừa được các nhà khoa học của chương trình bảo vệ động vật hoang dã và Tổ chức Birdlife International của Đông Nam Á khẳng định tồn tại.
Có một “đoàn quân đi nhờ” đã theo chân con người đến những vùng mới và làm biến đổi hệ sinh thái nơi đó. Dưới đây là 8 cuộc chiến ác liệt nhất với sinh vật xâm lăng mà con người đang đương đầu để bảo tồn hệ sinh thái.
Ngày 21-12, các nhà khảo cổ học công bố phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn thịt mới ở phía bắc Trung Quốc, nó có lông phủ kín và dùng nọc độc của răng nanh làm tê liệt con mồi giống như loài rắn ngày nay.
Bằng chứng về sự sống trên trái đất đã có từ cách đây hàng triệu năm với các sinh vật đơn bào đơn giản như vi khuẩn. Khi động vật đa bào xuất hiện trên hành hành tinh xanh sau 3 triệu năm thống trị của động vật đơn bào, động vật nhanh chóng trở nên đa dạng.
Trong một nghiên cứu công bố trên mục Khoa học sinh vật số ra hôm 22-7 của tạp chí Proceedings of the Royal Society, các nhà khoa học tại Đại học bang Arizona và Đại học Princeton đã chỉ ra rằng loài kiến có thể hoàn thành một nhiệm vụ một cách có lý trí hơn con người chúng ta – loài sinh vật đa mốt, đầy trí thức, biết sử dụng công cụ, đi hai chân và khả năng phản bác.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++