Các khoa gia Úc đã quan sát một chú cá heo đang ‘sơ chế’ con cá mực một cách thông thạo.
Xưa nay chúng ta đều biết rằng, cá heo là một loài rất thông minh và giờ chúng ta lại biết thêm cá heo còn là những ‘đầu bếp’ xuất sắc dưới lòng đại dương.
Người ta đã quan sát 1 chú cá heo xám cái dưới đại dương đã sử dụng 1 phương pháp phức tạp đáng kinh ngạc để bắt và ‘làm thịt’ con cá mực.
Đầu tiên ‘cô’ dồn con cá mực ra khỏi đám rong rêu đến một bãi cát trên đáy biển.
Sau đó cô dùng mũi ghìm nó xuống trước khi quật mạnh và xơi tái nó bằng một cú quật đuôi khéo léo.
Tiếp theo cô hất con mực quay vòng trong nước để rũ sạch nước mực độc hại của con mồi, và cuối cùng là kéo lê con mực trên cát để tước sạch lớp xương không ăn được của con mực.
Sau cùng cô đã có được một miếng ăn mềm nhừ và thơm ngon.
Nhóm các khoa học gia từ Úc và Anh, những ngưởi đã nghiên cứu cá heo ở vịnh Spencer ở Nam Úc, đã rất kinh ngạc với phương pháp tinh vi và chính xác của loài cá heo này.
‘Đây là một dấu hiệu tốt về cách thức phát triển của bộ não cá heo’, tiến sĩ Mark Norman – người phụ trách về các động vật thân mềm ở Viện Bảo tàng Victoria – cho biết.
Đó quả là một cách bắt được cá mực mà không gặp bất kì rủi ro nào.
Tiến sĩ Norman và đồng sự Tom Tregenza thuộc Trường Đại học Exeter tin rằng ‘một số hoặc tất cả chuỗi hành động này cũng sẽ được các loài cá heo khác thực hiện.
Một loài chim chích mới ở những khu rừng giữa biên giới hai nước Việt Nam - Lào vừa được các nhà khoa học của chương trình bảo vệ động vật hoang dã và Tổ chức Birdlife International của Đông Nam Á khẳng định tồn tại.
Có một “đoàn quân đi nhờ” đã theo chân con người đến những vùng mới và làm biến đổi hệ sinh thái nơi đó. Dưới đây là 8 cuộc chiến ác liệt nhất với sinh vật xâm lăng mà con người đang đương đầu để bảo tồn hệ sinh thái.
Ngày 21-12, các nhà khảo cổ học công bố phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn thịt mới ở phía bắc Trung Quốc, nó có lông phủ kín và dùng nọc độc của răng nanh làm tê liệt con mồi giống như loài rắn ngày nay.
Công ty chăn nuôi thuộc Tổng Công ty khoáng sản thương mại Hà Tĩnh được thành lập từ năm 2005, ban đầu từ quy mô 250 lợn nái ông bà, bố mẹ được du nhập từ Công ty CP Thái Lan, đến năm 2007 Công ty tiếp tục nhập về 208 con, đến nay Công ty đã có 1.200 nái ông bà, bố mẹ giống lợn Yorshire, Landrát, Durốc…
Ông Trần Duy Nhị (54 tuổi, ở tổ dân phố 3, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã nuôi và nhân giống thành công hàng trăm con kỳ đà bán thịt. Trong chuồng kỳ đà của ông hiện có gần 20 con kỳ đà (mỗi con cân nặng trên 4kg, có con nặng gần 10kg).
Công nghệ sản xuất này do Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ thực hiện và đã thành công trong việc sinh sản nhân tạo, ấp nở và ương nuôi cá bột cá đối (Liza subviridis). Nguồn cá bố mẹ thành thục được chọn từ tự nhiên.
Những lớp vỏ xe mới cho phép xe đua có thể quay thật nhanh. Đôi cánh phía sau mang đến những lợi ích tương tự cho bươm bướm: về cơ bản đôi cánh này không cần thiết lắm cho việc cất cánh bay của loài bướm nhưng nó giúp cho chúng tránh khỏi những con vật con săn mồi.
Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện, chân hóa thạch của khủng long thú mỏ vịt sống cách đây 80 triệu năm có những protein lâu đời nhất được lưu trữ trong các mô mềm, bao gồm các mạch máu, các mô liên kết và có lẽ là cả protein của các hồng huyết cầu.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++