Trên đường phố Hà Nội thỉnh thoảng xuất hiện chiếc xe đạp, hoặc người đi bộ mang theo chiếc túi lưới to, bên trong có thể chứa tới cả trăm con bọ cạp.
Nhìn gần, những con bọ cạp to cỡ hai ngón tay người lớn nằm lúc nhúc, màu đen bóng, hẳn không ít người cảm thấy rùng mình.
Một người bán hàng tên Quang, quê ở Thái Nguyên cho biết, những con bọ cạp này được thu gom ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Chúng thường được khách mua để làm đồ nhắm trong các nhà hàng hoặc ngâm rượu làm thuốc.
Khi được hỏi về việc bị bọ cạp đốt có nguy hiểm không, anh này nói: “Bị bọ cạp đốt thì cũng tê như bị ong đốt thôi, không có vấn đề gì đâu. Bản thân em từng bị đốt hai lần rồi…”. Mỗi con bọ cạp như thế này được bán với giá 12.000 đồng.
Nếu như ở ngoài phố, bọ cạp đen bị bán làm mồi ngâm rượu hoặc đưa vào nhà hàng thì ở trên các trang thông tin điện tử, chúng được rao bán như những sinh vật cảnh độc đáo. Các chủ đề thảo luận về cách nuôi và mức độ nguy hiểm của loài này được bàn luận khá sôi nổi.
Theo kinh nghiệm thực tế của anh Hiển, một thành viên trên diễn đàn sinh vật cảnh Việt Nam thì vết đốt của bọ cạp đen “gây sưng tấy và đau đớn trong vài giờ đồng hồ, nhưng sau đó sẽ dịu đi và đến ngày hôm sau thì gần như lành lặn”. “Bị càng của nó kẹp cũng đau như bị cua kẹp vậy”, anh nói thêm.
Bọ cạp đen đang được rao bán ở nhiều nơi.Ảnh:Hồng Quân
Tuy nhiên, trường hợp của anh Hiển có thể chỉ là cá biệt, vì sức đề với kháng nọc độc ở từng người là khác nhau.
Theo quan sát về vết đốt của các loài côn trùng được cố bác sỹ Ngô Văn Quỹ, nguyên phó giám đốc Trung tâm Ung bướu TP HCM, những vết đốt của bọ cạp giống như vết ong đốt, gây sưng phồng, đỏ và đau nhức, đôi khi còn bị bầm tím. Có khi, nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị chích nhưng liền sau đó bị chóng mặt, đổ mồ hôi chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay.
Thậm chí, theo tiến sĩ Lê Xuân Huệ, công tác tại Phòng Hệ thống học côn trùng thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, đối với trẻ em và người bị dị ứng với nọc bọ cạp, việc bị bọ cạp đốt có thể gây sốc phản vệ, trong một số trường hợp sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Với các loài bọ cạp Việt Nam, từ một vài gr cho đến cho đến trên 10 gr nọc có khả năng làm thiệt mạng một người khỏe mạnh.
Do vậy, dù có được “tiếp thị” là an toàn thì những người tiếp xúc với loài bọ cạp vẫn cần thận trọng tuyệt đối để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Trong trường hợp bị bọ cạp đốt, người bị đốt cần chườm nước đá rồi phun thuốc chống đau lên vết đốt hoặc uống thuốc giảm đau loại thành phần có paracetamol. Đối với trẻ em và người dễ có phản ứng với vết đốt, nhất là bị đốt ở mặt, cần đưa đi cấp cứu ngay để được chích thuốc giải độc.
Ở Việt Nam có đến 8 loài bọ cạp. Các loài bọ cạp được rao bán trên đường phố và qua các trang mạng hiện nay là một loài bọ cạp đen có tên khoa học là Heterometrus cyaneus. Trong túi nọc của loài bọ cạp đen chứa trên 0,1mg nọc.
Còn nọc bọ cạp nâu Lychas mucronatus làm chết chuột trắng ở nồng độ 32mg nọc trên 1kg chuột. Độc tính của các loài bọ cạp đen thấp hơn khoảng 10 lần. Nọc của loài bọ cạp đen Heterometrus spinifer làm chết chuột trắng ở nồng độ 290 mg trên 1 kg chuột.
Các thử nghiệm do các nhà nghiên cứu đại học California-Berkeley tiến hành chỉ ra rằng, những chú kiến thân thiện bình thường có thể trở đối kháng với nhau bằng cách thay đổi các tín hiệu hóa học mà chúng dùng để phân biệt đồng loại với kẻ thù.
Tự tìm đọc các tài liệu, anh Nguyễn Anh Tuấn (Hà Nội) đã nuôi giun để dọn sạch các rác thải hữu cơ trong thùng rác. Thành công này có thể làm thay đổi quan điểm “sợ bẩn” khi nuôi giun trong nhà.
Các nhà khoa học mới đây phát hiện một miếng hổ phách có niên đại khoảng 110 triệu năm tuổi, tại một khu mỏ ở Hukawng, Myanmar, có chứa con ruồi cổ có hình dáng kỳ lạ.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++