Các nhà nghiên cứu tại đại học Leicester đã dọn đường cho việc sử dụng lần đầu tiên ở Châu Âu một loài côn trùng (kiểm soát sinh học) để chống lại một loài cây xâm chiếm ở Anh Quốc.
Các nhà sinh vật học của đại học Leicester đã xác minh rằng, giống cây chút chít Nhật ở Anh Quốc là một cây cái lớn nhất trên thế giới- một dòng vô tính của những cành giâm được mang vào Anh Quốc những năm 50 của thế kỷ 19. Chi phí để kiểm soát chúng ở Anh Quốc là 1,5 tỷ bảng Anh.
Cơ quan nghiên cứu môi trường và thực phẩm của Defra (Fera) hiện đã phát động hội thảo bàn bạc công khai để tìm các kế hoạch nhằm kiểm soát cây chút chít Nhật bằng cách dùng một loại công trùng chuyên hút nhựa cây hay rầy phấn-được gọi là Aphalara itadori.
Đây là sau khi một kiểm tra nghiêm ngặt được thực hiện bởi một tổ chức nghiên cứu không vì lợi nhuận CABI tại những phòng thí nghiệm của họ, mục đích của việc này là phải đảm bảo được khả năng rằng, những sinh vật kiểm soát sinh học có tiềm năng này chỉ giới hạn với những cây chút chít Nhật và không thể bị lôi cuốn đến những cây của Anh Quốc có liên quan hay những loài cây quan trọng về mặt kinh tế.
Nhà khoa học dẫn đầu Dick Shaw cho biết ‘Bằng cách sử dụng thông tin được thu thập bởi các nhà khoa học tại đại học Leicester, các chuyên gia về kiểm soát sinh học tại CABI đã có thể tập trung các cố gắng thu thập ở khu vực chính xác ở Nhật, nơi bắt nguồn của những dòng vô tính của cây chút chít Nhật ở Châu Âu.
“Nhiều sinh vật không sương sống và cực nhỏ thì phải chịu các kiểm tra nghiêm ngặt. Mục đích của việc kiểm soát sinh học là không trừ diệt sinh vật mục tiêu, nhưng làm yếu nó để mà hạn chế sự lan rộng và làm tăng sự hiệu quả của các phương pháp kiểm soát khác (như sử dụng ít thuốc diệt cỏ hơn”.
Rầy phấn không thực sự ăn cây, nhưng hút nhựa cây như một con rệp aphid, và cũng sinh sản ra số lượng lớn con của chúng trên cây chút chít Nhật này, điều này đặc biệt ảnh hưởng đến hình thái học và sức mạnh của cây.
Tiến sỹ Shaw nói thêm “Bởi vì chưa bao giờ cho ra được một tác nhân kiểm soát sinh học đối với các loài cây ở Châu Âu, sự thận trọng cao độ đang được đề ra với tất cả những gì liên quan”.
Sinh vật được chọn hiện đã làm cộng đồng khoa học thỏa mãn rằng, việc làm có giấy phép này sẽ vừa an toàn và có lợi cho môi trường.
Vào ngày 23-7-2009, chính phủ đã mở một cuộc bàn bạc công khai về việc đưa ra giấy phép, theo kết luận là thỏa mãn về quá trình, thì sự phê chuẩn sẽ được công nhận cho những đợt làm đầu tiên vào tháng 4-2010.
“Những đợt đầu tiên sẽ được thực hiện chỉ khi có giấy phép, và sẽ được theo dõi kỹ lưỡng, với các kế hoạch cho các việc bất ngờ một cách thích hợp tại chỗ. Ở điểm mà sinh vật này được tuyên bố là cư trúbình thường, bất cứ ai có thể di chuyển nó trong các điểm trồng cây chút chít”.
(Theo Thurose (theo sciencedaily) // Sở KHCN Đồng Nai )
Trên đường phố Hà Nội thỉnh thoảng xuất hiện chiếc xe đạp, hoặc người đi bộ mang theo chiếc túi lưới to, bên trong có thể chứa tới cả trăm con bọ cạp.
Các thử nghiệm do các nhà nghiên cứu đại học California-Berkeley tiến hành chỉ ra rằng, những chú kiến thân thiện bình thường có thể trở đối kháng với nhau bằng cách thay đổi các tín hiệu hóa học mà chúng dùng để phân biệt đồng loại với kẻ thù.
Tự tìm đọc các tài liệu, anh Nguyễn Anh Tuấn (Hà Nội) đã nuôi giun để dọn sạch các rác thải hữu cơ trong thùng rác. Thành công này có thể làm thay đổi quan điểm “sợ bẩn” khi nuôi giun trong nhà.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++