Sản lượng khai thác dầu mỏ trên thế giới có thể bắt đầu cạn kiệt trong 20 năm tới, khiến loài người sử dụng cả những dạng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm hơn dầu, một nghiên cứu của Anh cho dự đoán.
Trong nhiều thập kỷ qua giới chuyên gia luôn tranh cãi về việc sản lượng dầu mà thế giới khai thác đã đạt mức cực đại hay chưa. Nhiều công ty dầu mỏ nói rằng vẫn còn nhiều mỏ dầu chưa được khám phá nên sản lượng dầu chưa đạt đỉnh. Dự đoán của họ nhận được sự ủng hộ của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Cơ quan này cho rằng sản lượng dầu chỉ đạt mức cao nhất sau năm 2030.
Để kiểm tra mức độ chính xác trong dự đoán của IEA, chính phủ Anh quyết định tài trợ cho một nghiên cứu về trữ lượng dầu của Hội đồng Nghiên cứu Năng lượng Anh. Các nhà khoa học trong cơ quan này đã xem lại 500 nghiên cứu về dầu trên khắp thế giới để đánh giá những khó khăn trong việc tiếp cận các mỏ dầu mới và nhu cầu dầu của loài người trong tương lai. Kết quả cho thấy dầu sẽ bắt đầu cạn kiệt trước năm 2030. Thậm chí sản lượng có thể tụt dốc sớm hơn (trước năm 2020) nếu nhu cầu tăng và việc tiếp cận các mỏ dầu không dễ dàng như dự đoán.
“Theo quan điểm của chúng tôi, những dự báo về khả năng dầu bắt đầu cạn kiệt sau năm 2030 thể hiện sự lạc quan quá mức của một số người. Trong bối cảnh thế giới đang quá phụ thuộc vào dầu như hiện nay, thời điểm cạn kiệt sẽ đến sớm hơn. Ngay cả khi sản lượng dầu bắt đầu giảm sau năm 2030 thì các nước vẫn không đủ thời gian để phát triển những dạng năng lượng thay thế dầu”, Steve Sorrell, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.
TS Robert Gross - giám đốc bộ phận Công nghệ và Đánh giá chính sách của Hội đồng Nghiên cứu Năng lượng Anh cho rằng, ngay sau khi sản lượng dầu bắt đầu giảm, giá của nó sẽ tăng vọt. Tình trạng đó gây nên tác động lớn đối với các ngành công nghiệp và nền kinh tế trên khắp toàn cầu.
Gross dự đoán tình trạng sụt giảm sản lượng dầu sẽ thúc đẩy các chính phủ đầu tư vào những loại phương tiện cơ giới sử dụng năng lượng hiệu quả (như ô tô điện) và các dạng năng lượng tái sinh (như gió, ánh sáng mặt trời). Người dân cũng sẽ tìm mọi cách để tiết kiệm năng lượng tại nhà và nơi làm việc.
Các công ty dầu mỏ trên thế giới sản xuất khoảng 85 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Giới chuyên gia ước tính rằng sản lượng dầu sẽ tăng vượt mức 100 triệu thùng/ngày trước khi giảm xuống.
Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Đà Lạt đang triển khai trồng đại trà cây thông đỏ để hình thành một vùng nguyên liệu quý tại tỉnh Lâm Đồng.
Thế giới đang ngày càng phụ thuộc vào nguồn thực phẩm thủy sản. Tuy nhiên một báo cáo mới đây của Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã cảnh báo rằng hiện tượng biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Các kỹ sư tại đại học California ở San Diego đã tìm ra một cách giúp xương phát triển nhanh hơn qua việc sử dụng các ống nanô và các tế bào gốc. Phát hiện mới này có thể làm cho việc hồi phục sức khoẻ tốt hơn và nhanh hơn, ví dụ đối với các bệnh nhân trải qua phẫu thuật chỉnh hình.
Vừa qua, nghiên cứu mới về công nghệ xử lý rơm, rạ hoặc trấu thành Ethanol - nguồn nhiên liệu thay thế xăng dầu vừa được công bố tại TP.HCM.
Ngày 20.12, Giáo sư Henry Daniell - nhà sinh học phân tử của trường Đại học Florida, Mỹ cho biết loại cây thuốc lá chuyển đổi gen có thể sản xuất ra vắc xin bệnh nhiệt thán.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++