Từ kết quả của đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu công nghệ chế tạo sản phẩm y sinh học bằng vật liệu composite trên nền polyamide (PA) và polymethylmetacrilat (PMMA)” (2004-2005), với sự hợp tác của Viện Công nghệ châu Á (Thái Lan) - AIT và Trường Leuvel (Bỉ), các nhà khoa học của Trung tâm Công nghệ Vật liệu (Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ) đã chế tạo thành công một bộ khuôn ép hộp sọ toàn phần, dùng cho mọi bệnh nhân có chỉ định ghép sọ.
Vào lúc 18g43 (giờ Hà Nội), ngày 12.8, tàu thăm dò Hoả tinh không người lái (MRO) trị giá 720 triệu đôla của NASA đã rời Trái đất sau 2 ngày trì hoãn liên tiếp. Sứ mạng của tàu là nhằm tìm hiểu liệu hành tinh này có nước đủ lâu để nuôi dưỡng sự sống hay không.
Các nhà nghiên cứu tại đại học Leicester đã dọn đường cho việc sử dụng lần đầu tiên ở Châu Âu một loài côn trùng (kiểm soát sinh học) để chống lại một loài cây xâm chiếm ở Anh Quốc.
Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ vừa tạo ra các “máy tính vi khuẩn” có tiềm năng giải các bài toán phức tạp. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng điện toán trên tế bào sống là khả thi, mở ra cánh cửa mới cho vô số ứng dụng. Máy tính vi khuẩn thế hệ thứ 2 chứng minh cho tính khả thi việc mở rộng phạm vi phương pháp giải các bài toán điện toán hóc búa.
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi đã hướng mạnh vào việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm thức ăn cho thuỷ, hải sản, vật nuôi có chất lượng và giá trị cao từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Nhiều sản phẩm có chất lượng tốt với giá thành hạ đã được tạo ra. Nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng (Trần Thị Xô, Đặng Thị Mộng Quyền, Văn Thị Mỹ Hiệp) đã vừa cho ra mắt một loại sản phẩm mới dùng để dẫn mùi trong thức ăn nuôi tôm, cá làm từ cá phế liệu. Sản phẩm với nồng độ đạm cao, gồm hỗn hợp các acid amin cần thiết cho sự phát triển của tôm, cá, với mùi vị hấp dẫn tôm, cá, giúp chúng nhanh chóng phát hiện và ăn hết mồi.
Lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) độc hại tồn đọng và thói quen vứt bao bì đựng thuốc BVTV trên đồng ruộng của người dân đang trở thành mối lo lớn của nhiều địa phương. Cách tiêu huỷ phổ biến nhất hiện nay là thiêu hoặc chôn lấp. Nhưng cả 2 cách này đều chưa đảm bảo an toàn cho môi trường và con người.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu việc các con đười ươi có thể đu đưa qua những cành cây mà có vẻ quá yếu để có thể chịu đựng sức nặng của chúng như thế nào. Họ tin rằng, những khám phá của họ sẽ giúp ích cho cuộc đấu tranh sống còn của chúng.
Bằng chứng về sự sống trên trái đất đã có từ cách đây hàng triệu năm với các sinh vật đơn bào đơn giản như vi khuẩn. Khi động vật đa bào xuất hiện trên hành hành tinh xanh sau 3 triệu năm thống trị của động vật đơn bào, động vật nhanh chóng trở nên đa dạng.
Theo một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences online, nhiệt độ có thể giải thích đầy đủ cho nguyên nhân tại sao các sinh vật máu lạnh như cá, lưỡng cư, giáp xác và thằn lằn sống thọ hơn ở những vùng vĩ độ cao so với vùng thấp. Phó giáo sư, tiến sỹ Stephan Munch và Tiến sỹ Santiago Salinas từ khoa Khoa học Khí quyển và Hàng hải của Đại học Stony Brook đã cùng phát hiện ra rằng sự đa dạng các loài có thân nhiệt biến đổi cùng với nhiệt độ môi trường xung quanh là một yếu tố chi phối sự dao động về tuổi thọ theo địa lý của trong loài.
Các nhà khoa học Trung Quốc thông báo con gấu trúc đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ tinh trùng đông lạnh đã chào đời ở nước này.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền. Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia. Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168. Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++ |