Một loại xe hơi môi trường mới có thể chu du thế giới chỉ với một ít điện như bóng đèn thắp sáng mà thôi.
Theo hãng BOC của Anh, xe hơi BOC Ech2o của hãng chỉ cần 25 watts điện - tương đương với chưa tới 9,08 lít xăng - để chạy đoạn đường 40.225km, trong khi tỏa ra hơi nước không độc hại. Tuy nhiên xe hơi mới chỉ chạy với tốc độ tối đa 48,27km/giờ, do đó phải cả tháng mới đi hết vòng quanh thế giới.
Thứ năm tới, BOC Ech2o sẽ được thử nghiệm để phá vỡ kỷ lục xe hơi tiết kiệm năng lượng nhất thế giới tại cuộc đua Shell Eco Marathon diễn ra tại đường đua Rocking Raceway ở Anh. Kỷ lục hiện nay do xe hơi PAC-Car II nắm giữ, một loại xe của Thụy Sĩ sử dụng hydro. Không giống như phần lớn xe đua môi trường sử dụng xăng hoặc diesel, lực do BOC Ech2o sử dụng đến từ điện, được tạo ra do pin hydro. John Carolin, giám đốc hãng BOC nói:” Có vẻ khó tin khi ít năng lượng như thế được sử dụng để làm cho xe hơi BOC Ech2o di chuyển, nhưng nó chứng minh ảnh hưởng của thiết kế cẩn thận và bài học đáng giá cho các nhà chế tạo xe hơi trong tương lai. Các bài học từ đó và các dự án khác sẽ cho thấy pin nhiên liệu hydro cung cấp năng lượng cho xe cộ là điều có thực, hấp dẫn và là một chọn lựa kinh tế có thể thay thế cho các loại xe hơi chạy bằng diesel hoặc xăng”.
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Giáo sư James Steenbock Dumesic trường đại học Wisconsin Madison, Hoa Kỳ (UW-Madison) và các đồng nghiệp đã công bố chi tiết bốn giai đoạn xúc tác phản ứng mà hạt ngũ cốc và các nguyên liệu nguồn gốc chứa nhiều carbonhydrate có thể được biến đổi sang dạng chất lỏng hóa học alkanes không chứa lưu huỳnh tạo nên chất phụ gia lý tưởng cho phương tiện vận chuyển chạy dầu diesel.
Cánh buồm mặt trời do NASA và Công ty Alliant Techsystems (ATK) chế tạo đã vượt qua cuộc thử nghiệm đầu tiên tại Mỹ vào hôm 10/5 khi được triển khai thành công trong phòng chân không lớn nhất thế giới (căn phòng này bắt chước môi trường vũ trụ).
Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã xây dựng được một bản đồ mới cho toàn trái đất, tiết lộ những địa điểm có đủ sức gió để xây dựng các nhà máy điện. Họ cũng tìm thấy rằng sức gió có thể cung cấp điện năng nhiều hơn 40 lần so với nhu cầu của toàn thế giới.
Việc sử dụng công nghệ nanô cho phép tạo ra pin mặt trời rất mỏng, nhẹ, có thể cuộn lại như tờ báo... Và, điều quan trọng hơn cả là, chúng có thể cung cấp điện với giá rẻ bằng nửa so với giá điện lưới! Hãng Nanosolar (Mỹ) cho biết, đã tìm ra một công nghệ như vậy...
Một bản nghiên cứu chính sách khoa học của trường đại học Rice (Hoa Kỳ) vừa công bố, cho thấy công nghệ nano có thể cung cấp những công nghệ cải thiện cho an ninh và nguồn cung năng lượng trên toàn cầu.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++