Đảo quốc Maldives nổi tiếng trên trái đất này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Maldives được mệnh danh là một thiên đường giữa Ấn Độ Dương với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ những bãi cát trắng mịn cùng những hàng cây xanh mát. Nước biển ở đây trong vắt có thể nhìn thấu đáy ở độ sâu 8 đến 10 m. Trên hòn đảo thơ mộng này có rất nhiều khu nghỉ được xây trên mặt nước biển. Đứng từ ban công du khách có thể chiêm ngưỡng các loại cá bơi ngay dưới chân...
1. Tuy nhiên Maldives đang phải bị đe dọa nghiêm trọng do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Những cư dân sống trên quốc đảo này đang phải đối mặt với nguy cơ mất nhà cửa do mực nước biển dâng. Maldives là một trong những quốc gia thấp nhất trên thế giới so với mực nước biển và hiện vị trí cao nhất của quốc đảo này chỉ còn cách mặt nước biển khoảng 25m.
2. Nếu những dự báo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) – mực nước biển sẽ dâng thêm 14m vào năm 2100 – là chính xác thì phần lớn diện tích của Maldives sẽ bị chìm dưới Ấn Độ Dương vào cuối thế kỷ này.
3. Nguyên nhân khiến mực nước biển dâng cao là do băng ở các sông băng và Bắc cực đang tan chảy với tốc độ lo ngại. Băng tan nhanh như hiện nay là do chúng ta không kiểm soát được lượng khí CO2 thải vào bầu khí quyển.
4. Mực nước biến dâng sẽ làm ngập phần lớn diện tích của các khu vực thấp trên thế giới như Bangladesh và Maldives. Dự kiến điều này khiến hàng triệu người sẽ phải chuyển đến nơi ở mới trong thế kỷ tới.
5. Đây là hình ảnh của hội nghị dưới nước được chính phủ Maldives tổ chức vào tháng 10 vừa qua. Tại hội nghị đặc biệt này các đại biểu tham gia đến từ các đảo nhỏ trên Thái Bình dương đã thảo luận về vấn đề nóng lên toàn cầu.
6. Mohamed Nasheed tổng thống quốc đảo Maldives tuyên bố quốc gia của ông sẽ dành ra một phần của khoản thu từ du dịch hàng năm để xây dựng và mua những ngôi nhà mới cho khoảng 300.000 cư dân đang có nguy cơ trở thành những “người tị nạn môi trường” do mực nước biển dâng.
7. Bờ biển bị sạt lở một minh chứng cho mực nước biển dâng.
8. Các bãi biển tuyệt đẹp trên hòn đảo này đang dần bị biến mất. Đây là hình ảnh những cây dừa và cọ bị sóng đánh làm trơ gốc.
9. Những bãi tắm cát trắng thơ mộng trước đây giờ chỉ còn là những bãi cát nhỏ.
10. Ngoài việc phải đối mặt với những đe dọa do mực nước biển dâng quốc đảo Maldives cũng đang phải đối mặt với hiểm họa do đại dương đang bị axit hóa. Lượng khí CO2 thải quá nhiều vào bầu khí quyển chính là nguyên chính dẫn tới nồng độ axit trong nước biển tăng cao. Theo một nghiên cứu khoa học mới đây nồng độ axit trong nước biển tăng 30% so với trước thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới.
11. "Chúng ta đã biết tăng lượng khí CO2 thải vào không khí sẽ làm cho các đại dương ngày càng bị axit hóa” Hilary Benn Bộ trưởng Môi trường Anh nói "Hiện tượng axit hóa các đại dương sẽ đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống của các sinh vật và các rặng san hô dưới biển. Điều này cũng sẽ làm giảm đáng kể sản lượng cá – nguồn cung cấp thực phẩm cho hơn 1 triệu người trên thế giới. Do vậy đây là vấn đề quan trọng mà chúng ta phải quan tâm.”
12. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy tốc độ sinh trưởng của san hô ở rặng san hô Great Barrier Reef đã giảm 14% kể từ năm 1990. Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cảnh báo rằng rặng san hô Great Barrier Reef có thể bị hủy hoại hoàn toàn trong những thập kỷ tới rất có thể san hô sẽ biến mất ở đây vào năm 2030.
Loài người hãy làm gì để cứu trái đất cứu những mãnh đất như Maldives?
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Các nhà lãnh đạo thế giới đã đạt được một thỏa thuận bất ngờ về việc bảo vệ rừng tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Copenhagen (Đan Mạch). Tuy nhiên các nước đang phát triển vẫn không mấy lạc quan về những cam kết hỗ trợ kinh phí từ các nước giàu. Điều này đang đe dọa đến sự đổ vỡ của vòng đám phán Copenhagen.
Các nhà lãnh đạo thế giới đã thực hiện được “một bước tiến lịch sử” trong việc đi đến một hiệp định chung để đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu nhưng cũng thừa nhận còn nhiều khó khăn phải vượt qua.
Dịp cuối năm cũng là thời gian nhiệt độ ở khu vực châu Âu xuống thấp nhất có những nơi như Thủ đô ở Matxcơva của Nga nhiệt độ có thể xuống dưới -22 độ C. Tuyết rơi đã làm cho cảnh vật và cuộc sống ở đây bị thay đổi khá nhiều…
Hiện tại phát triển năng lượng sạch và cam kết chính trị được coi như là những vũ khí hiệu quả nhất để chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu. Nhưng trên thực tế vấn đề phát triển năng lượng sạch vẫn còn rất nhiều rào cản về công nghệ mà chúng ta cần giải quyết. Để không phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch chúng ta cần một sự chuyển giao hoàn toàn trong các hệ thống năng lượng thế giới.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++