Với việc sử dụng vi khuẩn và inositol phosphate có đặc điểm hóa học giống như chất thải từ thực vật, các nhà nghiên cứu tại Đại học Birmingham đã thu lọc được uranium từ nước thải tại các mỏ khai thác uranium.
Công nghệ này cũng được sử dụng để làm sạch rác thải hạt nhân. Mới đây, giáo sư Lynne Macaskie đã trình bày kết quả công trình nghiên cứu trước buổi họp của Hiệp hội Vi trùng học tổ chức tại Đại học Heriot-Watt, Edinburgh.
Vi khuẩn, cụ thể trong trường hợp này là E. coli, có khả năng phân chia nguồn inositol phosphate (hay còn gọi là axit phytic), một dạng dự trữ của photpho trong hạt, để giải phóng các phân tử photphat. Photphat sau đó sẽ kết hợp với uranium, hình thành kết tủa uranium photphat trên tế bào vi khuẩn. Người ta có thể chiết xuất kết tủa này ra và từ đó thu về uranium.
Cách thức này được nhắc đến lần đầu vào năm 1995, nhưng khi đó người ta sử dụng một loại phụ gia đắt tiền hơn nhiều, cộng với giá thành uranium thấp, khiến cho tỏ ra không mấy hiệu quả về mặt kinh tế. Phát hiện rằng inositol phosphate, một loại chất thải rẻ tiền, có hiệu quả gấp 6 lần so với loại phụ gia trước đó đã khiến cho quá trình trở nên khả thi, đặc biệt trong bối cảnh giá uranium trên thế giới ngày một tăng do các quốc gia mở rộng công nghệ hạt nhân trong một nỗ lực nhằm sản xuất ra năng lượng có mức thải carbon thấp.
Ví dụ, nếu inositol phosphate nguyên chất được mua từ các nhà cung cấp thương mại, chi phí cho toàn bộ quá trình thu lọc uranium này là 1,72 £ cho mỗi gam uranium thu được. Nếu có một nguồn inositol phosphate rẻ hơn (ví dụ như canxi phytate) được sử dụng, thì chi phí sẽ giảm xuống còn 0,09 £ cho mỗi gam uranium. Giá uranium trên thị trường quốc tế là 0,211 £/g (năm 2007). Những con số này cho thấy, nhìn chung đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế, vì bên cạnh uranium thu được, việc làm này còn có lợi ích về mặt môi trường. Nếu sử dụng inositol phosphate thứ phẩm từ rác thải nông nghiệp thậm chí sẽ còn khiến cho chi phí hạ thấp và hiệu quả kinh tế tăng cao hơn nữa, đặc biệt là khi giá thành uranium được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Macaskie phát biểu: “Nước Anh không có trữ lượng uranium tự nhiên, chỉ có một lượng đáng kể uranium sinh ra trong quá trình sản xuất điện hạt nhân. Hiện tại thế giới chưa bị rơi vào tình trạng thiếu hụt uranium, nhưng xét về mặt an ninh năng lượng, EU cần chuẩn bị cho mình khả năng thu lọc càng nhiều uranium càng tốt từ các vùng sau khai thác uranium (nơi môi trường bị ô nhiễm nặng nề) cũng như tái chế uranium từ chất thải sản xuất điện hạt nhân. Với việc sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ tiền từ rác thực vật, chúng tôi đã chứng minh được rằng quá trình thu lọc uranium này là hoàn toàn khả thi, hiệu quả về mặt kinh tế và đảm bảo tinh thần của phát triển bền vững”.
(Theo tạp chí hoạt động khoa học // KH/ScienceDaily)
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Từ nhiều thập kỷ nay, các nhà khoa học vẫn tự hỏi rằng, liệu các hạt nhân ngưng tụ mây nhân tạo - những hạt bụi lơ lửng trong khí quyển - có làm tăng độ che phủ mây quanh Trái đất, và từ đó giúp hạn chế sự ấm lên toàn cầu hay không. Các nghiên cứu khoa học tới nay vẫn chưa đạt được tiến triển nào trong việc đi tìm lời giải cho câu hỏi trên.
Chiều 23-10, giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Hà Nội Lê Xuân Rao cho biết UBND TP Hà Nội đã đồng ý cho các cơ quan chức năng thí nghiệm công nghệ hút tách bùn tại hồ Gươm.
Thủ tướng Anh khẳng định tình trạng ấm lên của trái đất có thể gây nên một cuộc khủng hoảng kinh tế mà mức độ thiệt hại vật chất của nó lớn hơn cả hai cuộc chiến tranh thế giới và Đại suy thoái gộp lại.
Cuối tuần qua, cô bạn 17 tuổi Ally Maize, người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Green Youth Movement (Phong trào tuổi trẻ xanh), đã kết hợp với hãng phụ tùng xe hơi Eco Detail tổ chức sự kiện rửa xe không cần nước ở thị trấn quê hương Brentwood (bang California, Mỹ).
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++