Một công ty năng lượng mặt trời của Jerusalem mới đây đã nghiên cứu chế tạo ra một loại tấm pin năng lượng mặt trời màu, nó có thể hấp thụ quang năng từ ánh sáng mặt trời giữa các màu khác nhau trong quang phổ ánh sáng mặt trời. Vì vậy trong quá trình hoạt động có thể không cần phải đặt trực tiếp dưới mặt trời. Hơn nữa, nó còn có thể đạt được 20% tỉ lệ chuyển đổi, cao gấp 2 lần so với tấm năng lượng mặt trời thông thường.
Được biết, hiện tại công ty GreenSun đang nghiên cứu chế tạo thiết bị thu năng lượng mặt trời màu, nhưng họ cho biết, những tấm pin năng lượng mặt trời này mỗi khi tạo ra năng lượng 1W, toàn bộ chi phí không quá 1 USD, trong khi đó tấm pin năng lượng mặt trời thông thường khi tạo ra năng lượng 1W, thì chi phí phải lên đến 4 USD.
Công ty GreenSun cho biết, trong trường hợp không tập trung hấp thụ năng lượng, những tấm pin năng lượng mặt trời màu có thể hấp thụ ánh sáng nhìn thấy và ánh sáng tia tử ngoại. Nếu như trong trường hợp hấp thụ nhiệt lượng, nó sẽ làm giảm đi hiệu suất làm việc của tấm pin năng lượng mặt trời. GreenSun còn cho biết, tấm pin năng lượng mặt trời chỉ cần sử dụng 20% nguyên liệu silic, nhưng lại đạt được tỉ lệ chuyển đổi 20%, gấp 2 lần tỷ lệ chuyển đổi của những tấm pin năng lượng mặt trời thông thường trên thị trường hiện nay.
Trên tờ tạp chí “Nhà kinh tế học” cho biết: Sở dĩ tấm pin năng lượng mặt trời màu do GreenSun nghiên cứu chế tạo có hiệu suất chuyển đổi cao như vậy là bởi vì đó là do sự khác biệt của nguyên liệu đường viền trên tấm pin. Trong tạp chí còn nêu: “Những tấm pin năng lượng truyền thống đầu tiên sử dụng nguyên liệu tạo ra các tấm mỏng, sau đó phủ lên trên lớp tinh thể; nhưng công ty GreenSun chỉ phủ nguyên liệu silic dạng đường kẻ nhỏ trên phần đường viền của tấm tinh thể. Phương pháp này có thể làm cho ánh sáng mặt trời khi chiếu vào tấm tinh thể sẽ khuyếc tán lên phần đường viền của tấm pin, nguyên liệu silic có thể chuyển phần quang năng này thành điện năng.”
Nguồn tin cho biết thêm: Công ty GreenSun còn sử dụng chất hỗn hợp bao gồm nguyên liệu nhuộm và một loại kim loại nanometers phủ lên lớp tinh thể để đạt được mục đích. Nhưng công ty này đã không tiết lộ thuộc tính của loại kim loại đó. Nếu như kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi, thị trường năng lượng mặt trời sẽ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học // KH/Sciencenet )
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Nhật Bản đang chuẩn bị phát triển một dự án năng lượng mặt trời vũ trụ trị giá 2 nghìn tỉ yên (xấp xỉ 21 tỉ USD) nhằm tích lũy năng lượng điện từ vũ trụ dưới dạng sóng viba hoặc tia laze cung cấp cho 300 ngàn hộ gia đình tại Nhật trong vòng 3 thập kỷ.
Kỹ sư Nguyễn Khắc Sơn và các cộng sự thuộc Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đã thành công trong việc nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống lọc bụi tĩnh điện Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại.
Năng lượng rẻ từ dầu khí đã đẩy mạnh cách mạng sản xuất của nhân loại trong trăm năm nay. Nhưng năng lượng này đang đi trên con đường giảm sút. Tùy theo ước tính, trữ lượng dầu chỉ sẽ hết dưới 100 năm.
Nhờ việc sử dụng kỹ thuật thu hồi nhiệt từ khí thải và nước thải để sử dụng trở lại, hiệu suất sử dụng nhiệt năng của các dây chuyền công nghiệp có thể đạt tới hơn 90%, điều mà cuối thế kỷ 20 ít người nghĩ tới.
Đề tài “Mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ sử dụng polymer siêu hấp thu nước trong thâm canh rau, hoa trên đất khô cạn tại tỉnh Vĩnh Phúc” do Viện Hóa học (Viện KH&CN Việt Nam) chủ trì, vừa được nghiệm thu.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++