|
Đoàn lạc đà chở muối ở vùng Afar của Ethiopia vào năm 2007. Hoạt động núi lửa có thể làm cho lục địa Phi Châu chia làm 2 vì vết nứt địa chất gần đây ở Bắc Ethiopia. |
Theo một báo cáo đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters, vết nứt kéo dài trên 60 kilometers (35 dặm) trên vùng đất Afar hoang vu do các vụ phun trào núi lửa vào tháng 9 năm 2005 gây ra này đã giúp các khoa học gia tìm hiểu sâu hơn về các hoạt động kiến tạo của trái đất.
“Điều đáng kể trong của kết quả nghiên cứu này là chỉ ra rằng sự biến dạng từ lớn có thể xảy ra trong khoảng vài ngày giống như dưới lòng đại dương,” Atalay Arefe, một giáo sư thuộc một trường đại học trụ sở tại Ethiopia, người cùng tham gia nghiên cứu nới với AFP trong một cuộc phỏng vấn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng các đứtt đoạn và vết nứt thường xuất hiện sâu xướng dưới lòng đại dương này là các quá trình quan trọng dẫn đến các lục địa tách rời nhau ra.
Họ nói rằng lục địa Chân Phi đang trải qua 1 thời kỳ tương tự khi nó tách khỏi Châu Mỹ các đây hàng triệu năm.
“Thông thường những hiện tượng như nhế này diễn ra dưới đại dương, nơi mà không thể tiếp cận và tốn kém cũng như khó khăn để thức hiện các thử nghiệm. nhưng ở Afar, nói tựa như một phòng lab tự nhiên cho chúng ta tiến hành các thử nghiệm đó,” Atalay giải thích.
Atalay, thành viên của một nhóm khoa học quốc tế tiến hành nghiên cứu các hoạt động phun trào núi lửa cho biết sự kiện này cho thấy những điều tương tự đã có thể đã có thể xảy ra trên đất liền.
“Sự hình thành xảy ra rất chậm chạp, có thể mất vài triệu năm. Nó kéo dài từ chỗ lõm Afar (phân cách Ethiopia, Eritrea và Djibouti) xuống tới Mô-zăm-bích,” ông nói.
Vùng đất Afar, nổi tiếng với các mỏ muối và nhiều núi lửa đang hoạt động, là một trong những vùng đất thấp nhất và nóng nhất trên hành tinh chúng ta.