Một khối băng có diện tích hàng trăm km vuông đang trôi về phía xứ sở chuột túi.
CNN cho biết, Neal Young - một chuyên gia thuộc Cơ quan quản lý Nam Cực của Australia - phát hiện núi băng sau khi phân tích ảnh vệ tinh của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ. Nó dài khoảng 19 km và có diện tích chừng 140 km vuông. Khối băng được đặt tên B17B.
Cơ quan quản lý Nam Cực của Australia cho rằng B17B tách khỏi thềm băng Ross ở cực nam trái đất từ 10 năm trước và trôi nổi gần Nam Cực trước khi tiến về phía bắc. Ban đầu diện tích của nó lên tới 400 km vuông, nhưng sau đó nó tách thành nhiều tảng nhỏ hơn. Tính tới ngày 9/12 khối băng cách Australia khoảng 1.700 km về phía tây.
Ảnh vệ tinh cho thấy nhiều khối băng khổng lồ tách khỏi thềm băng Ross thuộc Nam Cực. B17B là khối băng thứ tư tính từ bên phải. Ảnh: AP.
Theo dự đoán của Young, kích thước khối băng sẽ giảm khi nó dạt tới những vùng nước ấm gần bờ. "Khi dạt vào vùng nước ấm, khối băng sẽ tan chậm, tạo nên hàng trăm khối băng nhỏ hơn", ông giải thích.
Nhiều nhà khoa học nói bình luận rằng sự xuất hiện của B17B là sự kiện độc nhất vô nhị trong suốt một thế kỷ qua.
Vào tháng 11, một khối băng có chiều rộng 500 m và chiều cao 50 m được phát hiện gần đảo Macquarie của Australia. Khi đó nó đang tiếp tục di chuyển về phía New Zealand.
Young cho rằng sự xuất hiện của những khối băng như B17B sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai do tình trạng ấm lên toàn cầu. Hiện tại Nam Cực cũng đang hứng chịu tác động của biến đổi khí hậu như mọi nơi khác trên trái đất. Giới khoa học nói rằng, trong 50 năm qua nhiệt độ Nam Cực tăng thêm 2,5 độ C, gấp gần 6 lần mức tăng trung bình của địa cầu.
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu là do bức xạ nhiệt từ Mặt trời hay do các hoạt động địa nhiệt gây ra. Đó là những lập luận của một số nhà khoa học theo chủ nghĩa hoài nghi đưa ra tại một hội nghị nhỏ được tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch – nơi cũng đang diễn ra hội nghị thượng đỉnh về khí hậu (COP-15).
Trong khi nghiên cứu về quy trình tái chế rác thải, các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã đưa ra một hướng đi mới để chế tạo nguồn nhiên liệu thay thế từ nguyên liệu đặc biệt là vỏ cam.
Đầu tư vào năng lượng hạt nhân hiện đang phát triển mạnh trên khắp thế giới trong vài năm trở lại đây; hạt nhân được coi là một phương tiện để các quốc gia kiểm soát an ninh năng lượng, tránh biến động giá của các nguồn nhiên liệu sản xuất năng lượng khác. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều mối bận tâm.
Một ứng dụng mới cho điện thoại thông minh Android cho phép người dùng và các nhà phát triển phần mềm biết mức tiêu thụ năng lượng các ứng dụng trên máy là bao nhiêu. PowerTutor do nhóm Học viên Tiến sỹ và các Giáo sư tại Đại học Michigan phát triển.
Các nhà khoa học đã đưa ra một ý tưởng có thể sẽ là một giải pháp cho vấn đề trong tương lai là thay vì cứ thả các đám mây đen CO2 lên bầu khí quyển người ta thu nó lại và đem “hạ thổ”.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++