Những năm gần đây, các nguồn năng lượng mới được gọi dưới nhiều tên khác nhau như: Năng lượng lựa chọn, năng lượng thay thế hay năng lượng xanh, được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Nguồn năng lượng này có ưu điểm là sạch, có sẵn trong thiên nhiên, không gây ô nhiễm và là giải pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm năng lượng hóa thạch cho tương lai. Dưới đây là 9 nguồn năng lượng được coi là khả thi nhất.
Năng lượng mặt trời
Nhật Bản, Mỹ và một số quốc gia Tây Âu là những nước đi đầu trong việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời (từ những năm 50 của thế kỷ trước). Tính đến năm 2002, Nhật Bản đã sản xuất được khoảng 520.000 kW điện bằng pin mặt trời (giá trung bình hiện nay thấp hơn 10 lần so với cách đây trên một thập kỷ). Nếu một gia đình người Nhật với 4 người, tiêu thụ từ 3 đến 4 kW điện/giờ thì họ cần phải có diện tích 30-40 m2 mái nhà để lắp pin. Nhật Bản phấn đấu đến năm 2010 sẽ sản xuất được hơn 8,2 triệu kW điện từ năng lượng mặt trời.
Năng lượng gió
Năng lượng gió được coi là nguồn năng lượng xanh vô cùng dồi dào, phong phú và có ở mọi nơi. Người ta có thể sử dụng sức gió để quay các turbin phát điện. Riêng tại Nhật mới đây đã sản xuất thành công một turbin gió siêu nhỏ, sản phẩm của hãng North Powen. Turbin này tên là NP 103, có chiều dài cánh quạt là 20 cm, công suất 3 W, đủ để thắp sáng một bóng đèn nhỏ.
Năng lượng từ lên men sinh học
Nguồn năng lượng này được tạo bởi sự lên men sinh học các đồ phế thải sinh hoạt. Theo đó, người ta sẽ phân loại và đưa chúng vào những bể chứa để cho lên men nhằm tạo ra khí mêtan. Khí đốt này sẽ được dùng để phục vụ sinh hoạt và sản xuất điện năng. Sau khi quá trình phân hủy hoàn tất, phần còn lại được sử dụng để làm phân bón.
Năng lượng từ đại dương
Đây là nguồn năng lượng vô cùng phong phú, nhất là quốc gia có diện tích biển lớn. Sóng và thủy triều được sử dụng để quay các turbin phát điện. Nguồn điện sản xuất ra có thể dùng trực tiếp cho các thiết bị đang vận hành trên biển như hải đăng, phao, cầu cảng, hệ thống hoa tiêu dẫn đường…
Dầu thực vật phế thải dùng để chạy xe
Dầu thực vật khi thải bỏ, sẽ gây lãng phí lớn và gây ô nhiễm môi trường. Để khắc phục tình trạng này, tại Nhật có một công ty tên là Someya Shoten Group ở quận Sumida (Tokyo) đã tái chế các loại dầu này để dùng làm xà phòng, phân bón và dầu VDF (nhiên liệu diezel thực vật). VDF không có các chất thải ôxít lưu huỳnh, còn lượng khói đen thải ra chỉ bằng 1/3 so với các loại dầu truyền thống.
Pin nhiên liệu
Đây là giải pháp có thể cung cấp năng lượng cho con người mà không hề phát ra khí thải CO2 (các bon điôxít) hoặc những chất thải độc hại khác. Đi đầu trong lĩnh vực này là Nhật Bản - quốc gia sản xuất được nhiều nguồn pin nhiên liệu khác nhau, dùng cho phương tiện giao thông, ôtô và các thiết bị dân dụng.
Năng lượng từ tuyết
Hiệp hội Nghiên cứu năng lượng thiên nhiên ở Bihai (Nhật Bản) đã thành công trong việc ứng dụng tuyết để làm lạnh các kho hàng và điều hòa không khí ở những tòa nhà khi thời tiết nóng bức. Theo dự án này, tuyết được chứa trong các nhà kho để giữ nhiệt độ kho từ 0 đến 4oC. Đây là mức nhiệt độ lý tưởng dùng để bảo quản nông sản, vì vậy mà giảm được chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm.
Nguồn năng lượng địa nhiệt
Đây là nguồn năng lượng nằm sâu dưới lòng đất, dưới những hòn đảo, núi lửa. Nguồn năng lượng này có thể thu được bằng cách hút nước nóng ở độ sâu hàng nghìn mét để chạy turbin điện. Tại Nhật Bản hiện nay có tới 17 nhà máy kiểu này, lớn nhất là nhà máy địa nhiệt Hatchobaru ở Oita Kyushu, công suất 110.000 kW đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho 3.700 hộ gia đình.
Khí mêtan hydrate
Khí mêtan hydrate được coi là nguồn năng lượng tiềm ẩn nằm sâu dưới lòng đất, có màu trắng dạng như nước đá, là thủ phạm gây tắc đường ống dẫn khí và được người ta gọi là “nước đá có thể bốc cháy”. Metan hydrate là một chất kết tinh bao gồm phân tử nước và metan, nó ổn định ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, phần lớn được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và những tầng địa chất sâu bên dưới lòng đại dương và là nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu lửa và than đá rất tốt.
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Một thứ vật chất thiết yếu đang lạc xa ngoài tầm với của vũ trụ, đó chính là khí hi-đrô, vật liệu chủ yếu hình thành nên các vì sao, hành tinh và thậm chí cả sự sống.
Động đất gây sóng thần mạnh 8 độ Richter đã diễn ra ngoài khơi quần đảo Solomon, nam Thái Bình Dương vào sáng 2.4. Ít nhất, 13 người chết. Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương đã phát đi cảnh báo trên khắp khu vực.
Có một mối liên quan đáng ngạc nhiên giữa tần số xuất hiện các cơn bão ở Đại Tây Dương và bão cát từ sa mạc Sahara: Cát sa mạc có thể giảm tần số xuất hiện cũng như ảnh hưởng lên hướng đi của các cơn bão, nghiên cứu được công bố hôm 10.10.
Theo một công bố mới đây, chính những loại khí gây hiệu ứng nhà kính do con người thải ra đã làm tăng nhiệt độ nước biển - một trong những nhân tố trực tiếp làm tăng cường độ các cơn bão.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++