Khả năng lũ lục do bão sẽ rất cao nếu đại dương dâng cao thêm 1m. Việc dâng cao mực nước biển như thế sẽ không làm ngập các vùng đất liền rộng lớn, nhưng mực nước cao khác thường sẽ xảy ra thường xuyên với tần số ít nhất 1000 lần ở những vùng có nguy cơ
Một nghiên cứu mới cho thấy đại dương có thể dâng cao lên đến hơn 1 mét so với mức nước biển hiện thời trong vòng 100 năm tới – cao gấp 3 lần dự đoán từ Ban Liên Chính Phủ Về Sự Thay Đổi Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC)
Các kết quả mới đột phá này từ sự hợp tác quốc tế giữa các nhà nghiên cứu từ Viện Niels Bohr của trường đại học Copenhagen, Anh và Phần Lan được đăng trong tạp chí khoa học Climate Dynamics.
Theo IPCC, khí hậu toàn cầu trong thế kỷ sắp tới sẽ tăng thêm từ 2 đến 4 độ so với hiện thời, nhưng đại dương sẽ ấm lên chậm hơn nhiều so với khí quyển và các tảng băng khổng lồ ở Greenland và Châu Nam Cực tan chảy cũng chậm hơn.
Sự không chắc chắn lớn nhất khi tính toán mức độ gia tăng mực nước biển trong tương lai nằm ở chỗ không chắc chắn được mức độ tan và chảy ra biển của những tảng bang trên đất liền bao nhiêu.
Việc dự đoán mức độ tan của các tảng băng này để làm nền tảng cho IPCC dự đoán về độ tăng mực nước biển không thể hiển được sự thay đổi nhanh chóng quan sát thấy trong những năm gần đây. Vì vậy, nghiên cứu mới đã thực hiện một phương pháp khác.
Nhìn vào sự tương ứng trực tiếp
“Thay vì tính toán dựa trên những gì mà người ta tin rằng sẽ xảy ra với sự tan chảy của các tảng băng, chúng tôi đã tính toán dựa trên những gì thật sự xảy ra trong quá khứ. Chúng tôi đã xem xét mối quan hệ trực tiếp giữa nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển cách đây 2000 năm trong quá khứ,” nhà địa vật lý Aslak Grinsted của trường Copenhagen giải thích.
Với sự trợ giúp của các vòng tuổi hàng năm của cây và phân tích từ việc khoan lõi băng, các nhà nghiên cứu đã tính được nhiệt độ của khí hậu toàn cầu cách đây 2000 năm. Các nhà nghiên cứu đã quan sát rất cẩn thận mực nước biển trong khoảng 300 năm ở một vài nơi trên thế giới và ngoài ra, còn có tài liệu lịch sử về mực nước biển trong quá khứ ở những nơi khác trên thế giới.
Bằng cách kết hợp hai bộ thông tin lại với nhau, ông Aslak Grinsted đã thấy được mối liên hệ giữa nhiệt độ và mực nước biển Chẳng hạn, trong thời trung cổ khoảng thế kỷ 12, có một giai đoạn ấm áp khi mực nước biển cao hơn khoảng 20 cm so với ngày nay và trong thế kỷ 18, có thời kỳ “hơi băng hà” khi mực nước biển thấp hơn xấp xỉ 25 cm so với ngày nay.
Độ tăng mực nước biển trong tương lai giống trong quá khứ
Giả sử khí hậu trong thế kỷ sắp tới sẽ ấm hơn 3 độ, thì dự đoán theo mô hình mới cho thấy đại dương sẽ tăng cao từ 0.9 đến1.3m. Tăng quá nhanh như vậy nghĩa ra, tảng băng sẽ tan nhanh hơn nhiều so với người ta nghĩ trước đây. Nhưng người ta đã quan sát thấy rằng băng phản ứng nhanh hơn với sự gia tăng nhiệt độ so với các chuyên gia suy nghĩ chỉ cách đây vài năm trở lại đây.
Và các nghiên cứu từ thời kỳ băng hà cho thấy các tảng băng có thể tan chảy nhanh chóng. Khi thời kỳ băng hà kết thúc cách đây 11,700 năm, các tảng băng tan nhanh đến nỗi mực nước biển dâng cao 11mm mỗi năm – tương đương với 1 m trong 100 năm. Trong tình hình hiện tại với hiện tượng ấm lên toàn cầu, ông Aslak Grinsted tin rằng, mực nước biển sẽ dâng cao với tốc độ giống như vậy – nghĩa là 1 met trong khoảng thời gian 100 năm tới.
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Các nhà khoa học vừa phát hiện những cột chất lỏng đang phun lên từ đáy biển Bắc cực với nhiệt độ gấp hai lần nhiệt độ sôi của nước.
Trước tình hình giá dầu tăng cao, đảm bảo an ninh năng lượng đã trở thành mối quan tâm mang tính toàn cầu, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế đang trở thành mục tiêu và giải pháp chung của nhiều nước.
Khí gây hiệu ứng nhà kính đóng vai trò quan trọng của khí hậu Bắc Mỹ, nhưng sự khác biệt về nhiệt độ đại dương trong khu vực có thể là chìa khóa để dự đoán sự thay đổi khí hậu khu vực của Mỹ trong tương lai, theo một đánh giá khoa học mới do NOAA thực hiện. Đánh giá này nằm trong loạt báo cáo phân tích và đánh giá do Chương trình Khoa học Đánh giá Khí hậu Mỹ tích hợp.
Một nhà khoa học Philippin đã biến vỏ dừa thành một loại lưới tự huỷ song lại rất bền. Lưới có tác dụng chống xói mòn cho những vùng đất dốc và bờ sông, kích thích thực vật phát triển và tạo việc làm cho nông dân.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++