Nguồn nắng mặt trời chói chang ở sa mạc Sahara bên châu Phi có thể đem lại tiền. Nhiều tập đoàn từ châu Âu đã bắt tay cho dự án đầy tham vọng biến ánh nắng thành điện sinh hoạt.
Dự án năng lượng sạch này không hề viển vông nếu xét theo tên tuổi các tập đoàn đã bắt tay cam kết đầu tư: ABB Engineering (Thụy Sĩ), Abengoa Solar (Tây Ban Nha), Siemens (Đức), Ngân hàng Deutsche (Đức), Tập đoàn tái bảo hiểm Munich Re (Đức) và các tập đoàn đa quốc gia như Eon, RWE... Dự án cũng được Chính phủ Đức ủng hộ nhiệt liệt.
Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier khẳng định chắc nịch: “Dự án tương lai này là một tiềm năng to lớn để phát triển quan hệ khu vực Bắc Phi, giữa những quốc gia lâu nay vẫn đóng cửa với nhau”.
Ý tưởng có phần “siêu thực” trên được phát triển dựa trên dự án Desertec của các tổ chức của Đức trong CLB Roma, một tổ chức phi chính phủ chuyên về phát triển bền vững. Cách thức có vẻ giản đơn: lập các nhà máy nhiệt điện trong khu vực rộng khoảng 300km2 trong sa mạc Sahara để tạo ra nguồn điện mà theo tính toán sơ bộ đủ sức đáp ứng 15% nhu cầu điện năng của châu Âu.
Người ta sẽ làm như sau: Dùng các tấm gương cong hướng theo ánh nắng để hứng hết năng lượng từ Mặt trời, nguồn sức nóng được chuyển thành luồng đốt nóng nước, nước bị đun sôi và hơi nước sinh ra sẽ làm quay các tuôcbin sinh ra điện. Kỹ thuật này giúp lưu trữ nguồn năng lượng tích lũy trong ngày để tuôcbin tiếp tục hoạt động vào ban đêm và vẫn giữ nguồn điện sinh ra được ổn định. Như vậy giải pháp này không giống cách dùng các tấm tế bào quang điện thông dụng hiện nay biến trực tiếp sức nóng mặt trời thành điện.
Về nhu cầu nước cho dự án, người ta thậm chí tính toán đến khả năng khai thác nước biển, dùng quy trình chuyển hóa luôn nước biển thành nước ngọt phục vụ sinh hoạt hằng ngày của dân địa phương, cũng như để phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp.
Chi phí của dự án, theo tính toán của Trung tâm Hàng không - không gian Đức (DLR), khoảng 400 tỉ euro (560 tỉ USD) có vẻ không làm các tập đoàn hàng đầu lo lắng, nhất là khi có sự bảo trợ của Tập đoàn tái bảo hiểm Munich Re. Trong buổi giới thiệu chương trình ký kết giữa các tập đoàn giữa tháng 7 để thực hiện Sáng kiến công nghiệp Desertec (DII), đại diện của Munich Re tuyên bố đơn giản: “Chúng tôi hi vọng có được các kế hoạch cụ thể từ nay đến hai, ba năm tới”.
Theo ông Torsten Jeworrek, thành viên ban giám đốc Tập đoàn Munich Re, các tập đoàn châu Âu tham gia dự án cam kết sẽ làm việc trên tinh thần bình đẳng, chân thành và công bằng với các nước châu Phi và Tây Á - nơi đặt các nhà máy nhiệt điện mặt trời. Theo dự kiến, giai đoạn đầu các tấm gương sẽ được lắp đặt ở Morocco, Saudi Arabia, Jordan. Hoàng tử Jordan Hassan Ibn Talal cho rằng DII sẽ mở ra một chương mới về tình hữu nghị giữa các dân tộc thuộc EU với Bắc Phi và Tây Á, vì dự án trải trên một khu vực rộng lớn.
Nghị định thư vừa được ký kết giữa các tập đoàn đầu tư, dự kiến ban nghiên cứu dự án Desertec sẽ được thành lập từ nay đến tháng 10-2009. Ban này có ba năm để tiến hành nghiên cứu và chi tiết hóa kế hoạch lắp đặt mạng lưới các nhà máy nhiệt điện mặt trời, thiết kế mạng lưới cáp tải điện ngầm dưới biển và tìm thêm nguồn vốn đầu tư. Theo dự tính, trong 10 năm tới dòng điện đầu tiên từ các nhà máy nhiệt điện ở châu Phi và Tây Á sẽ được truyền tải về Tây Âu.
Tuy nhiên, cũng có không ít người hoài nghi về hiệu quả kinh tế trước mắt của dự án. Họ cho rằng chi phí đầu tư chế tạo các tấm gương để lắp đặt trên diện rộng, đường tải điện ngầm dưới biển nối Bắc Phi và Trung Đông với Tây Âu rất tốn kém. Chưa kể khả năng hao hụt điện do đường truyền tải quá dài và nguy cơ khủng bố trong khu vực còn khá bất ổn này.
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Kỷ nguyên của phích cắm và dây dẫn điện có thể sẽ sớm kết thúc vì điện thoại di động, tivi và các thiết bị khác có thể sạc điện mà không cần dây, các nhà khoa học tuyên bố.
Viện công nghệ gas ở Des Plaines (bang Illinois, Mỹ) đang chế tạo loại máy có thể chuyển đổi phân gà thành khí và điện. Dự án chế tạo loại máy này của Viện công nghệ Khí (GTI) được bộ Nông nghiệp Mỹ tài trợ. Mục tiêu của máy này là tìm cách xử lý hàng nửa tỷ cân phân gà thải ra hàng năm ở Mỹ mà không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Theo hãng BOC của Anh, xe hơi BOC Ech2o của hãng chỉ cần 25 watts điện - tương đương với chưa tới 9,08 lít xăng - để chạy đoạn đường 40.225km, trong khi tỏa ra hơi nước không độc hại. Tuy nhiên xe hơi mới chỉ chạy với tốc độ tối đa 48,27km/giờ, do đó phải cả tháng mới đi hết vòng quanh thế giới.
Giáo sư James Steenbock Dumesic trường đại học Wisconsin Madison, Hoa Kỳ (UW-Madison) và các đồng nghiệp đã công bố chi tiết bốn giai đoạn xúc tác phản ứng mà hạt ngũ cốc và các nguyên liệu nguồn gốc chứa nhiều carbonhydrate có thể được biến đổi sang dạng chất lỏng hóa học alkanes không chứa lưu huỳnh tạo nên chất phụ gia lý tưởng cho phương tiện vận chuyển chạy dầu diesel.
Cánh buồm mặt trời do NASA và Công ty Alliant Techsystems (ATK) chế tạo đã vượt qua cuộc thử nghiệm đầu tiên tại Mỹ vào hôm 10/5 khi được triển khai thành công trong phòng chân không lớn nhất thế giới (căn phòng này bắt chước môi trường vũ trụ).
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++