Công ty Công nghệ Thiết kế và Thủy lợi (DTI) của Anh vừa công bố họ đã phát minh ra một hệ thống thủy lợi cho phép sử dụng mọi loại nước, kể cả nước biển và nước thải công nghiệp, để tưới cho cây trồng mà không cần qua một khâu xử lý nào trước đó.
Hệ thống này có tên khoa học là dRHS, bao gồm một mạng lưới các đường ống dẫn được đặt dưới bề mặt của ruộng, đưa nước trực tiếp vào đất để cung cấp cho rễ cây. Các đường ống này được làm bằng một loại nhựa đặc biệt, có thể giữ lại mọi chất bẩn và chỉ cho phép nước sạch thẩm thấu qua.
Với hệ thống này, nước được đưa thẳng tới rễ cây nên không có hiện tượng lãng phí do bốc hơi hoặc thất thoát như hệ thống thủy lợi truyền thống; cũng không xảy ra tình trạng cây bị tưới quá nhiều nước, bởi nó chỉ cung cấp nước cho đất chừng nào đất bị rễ cây hút hết nước.
Chuyên gia Mark Tonkin của DTI cho biết, sau khi lắp đặt, dRHS hầu như không phải bảo trì, hơn nữa hệ thống này được cung cấp nước bởi bể chứa lắp đặt ở trên cao, do đó chi phí phát sinh là không đáng kể. Tuy nhiên, sau khi sử dụng một thời gian, người nông dân sẽ phải súc rửa để làm sạch muối và lắng cặn bám vào thành ống. Hệ thống dRHS sẽ được thử nghiệm tại Trung Đông, với loại nước biển mặn hơn nước biển ở các vùng khác.
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Một nhà khoa học Philippin đã biến vỏ dừa thành một loại lưới tự huỷ song lại rất bền. Lưới có tác dụng chống xói mòn cho những vùng đất dốc và bờ sông, kích thích thực vật phát triển và tạo việc làm cho nông dân.
Kể từ 1980, vùng Đại Tây Dương nhiệt đới đã ấm lên khoảng ¼ độ C (một nửa độ F) một thập kỷ. Mặc dù con số này có vẻ nhó, nó có thể có tác động lớn đối với bão, xuất hiện nhiều hơn khi nước ấm, Amato Evan cho biết. Ông là nhà nghiên cứu thuộc Học viện nghiên cứu vệ tinh khí tương thuộc Đại học Wisconsin-Madison đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu. Ví dụ, khác biệt về nhiệt độ biển giữa năm 1994, một năm ít bão, và 2005, năm phá vỡ kỷ lục về bão, chỉ là 1 độ F.
Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Thủy công, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, đã ứng dụng công nghệ Jet-Grouting để sửa chữa chống thấm cho cống dưới đê đạt hiệu quả cao.
Các nhà nghiên khí hậu vừa đưa ra bằng chứng cho rằng các đợt phun trào núi lửa lớn trong vòng 450 năm qua đã làm dịu mát các vùng nhiệt đới nhưng cũng đồng thời chỉ ra ảnh hưởng có thể đã bao trùm lên thế kỷ 20 do tình trạng tăng nhiệt độ toàn cầu. Nghiên cứu cho rằng những vùng đất ở vĩ độ cao thậm chí còn nhạy cảm hơn với các hiện tượng núi lửa được đăng trên số mới ra của tờ tạp chí Nature Geoscience.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++