Trước tình hình giá dầu tăng cao, đảm bảo an ninh năng lượng đã trở thành mối quan tâm mang tính toàn cầu, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế đang trở thành mục tiêu và giải pháp chung của nhiều nước.
Với những ưu điểm như giá thành thấp, không gây hại cho môi trường, các nguồn năng lượng xanh như năng lượng mặt trời, gió, đặc biệt là sản xuất điện từ năng lượng thủy triều được xem là một nguồn năng lượng thay thế hữu ích, đang được nhiều nước chú trọng phát triển. Hiện nay, Nhà máy điện La Rance tại Pháp, với công suất 240.000 kW, là một trong những nhà máy điện thủy triều lớn nhất thế giới.
Sản xuất điện thủy triều hay năng lượng thủy triều là phương thức biến năng lượng của thủy triều thành điện năng hay các dạng năng lượng có ích khác. Để thu được năng lượng từ sóng, người ta sử dụng phương pháp dao động cột nước. Sóng đánh vào bờ biển, đẩy mực nước lên trong một phòng rộng được xây dựng bên trong dải đất ven bờ biển, một phần bị chìm dưới mặt nước biển. Khi nước dâng, không khí bên trong phòng bị đẩy ra theo một lỗ trống vào một turbine. Khi sóng rút đi, mực nước hạ xuống bên trong phòng sẽ hút không khí đi qua turbine theo hướng ngược lại. Turbine xoay tròn làm quay một máy phát để sản xuất điện.
Các turbine này có các cánh quay theo cùng một hướng, bất chấp hướng chuyển động của luồng khí. Nhưng hệ thống mới này cũng có những vấn đề của nó, các máy phát dính tới nước biển bị ăn mòn nhanh hơn nên chi phí bảo trì khá cao. Hơn nữa, máy móc đều có kích thước lớn cồng kềnh có thể cản trở giao thông đường thủy và đời sống hoang dã. Tuy nhiên theo tính toán của các chuyên gia, với giá thành sản xuất điện thủy triều là 0,1USD/kWh, cao hơn giá khí đốt và than một chút và tương đương giá thành của động cơ điện sức gió.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đưa ra kế hoạch biến bờ biển phía Tây nước này thành vành đai nhà máy điện thủy triều lớn nhất thế giới. Giai đoạn đầu cho việc hiện thực hóa kế hoạch này đã được triển khai, với dự án nhà máy điện thủy triều Sihwa-ho, đang trong giai đoạn xây dựng, dự kiến sẽ khánh thành vào tháng 11-2009. Nhà máy điện thủy triều Sihwa-ho là nhà máy tiên phong trong lĩnh vực sản xuất điện thủy triều tại Hàn Quốc.
Để xây dựng nhà máy từ năm 2004, hồ Sihwa-ho đã được cải tạo từ hồ nước ngọt thành hồ nước mặn thông qua dự án cải thiện chất lượng nước. Theo thiết kế, nhà máy sẽ có công suất 254.000 kW (với 10 turbine phát điện). Khi hoàn thành, Sihwa-ho sẽ trở thành nhà máy điện thủy triều lớn nhất thế giới. Với sản lượng điện ước tính mỗi năm là 550 triệu kW, nhà máy được kỳ vọng sẽ giúp Hàn Quốc tiết kiệm khoảng 39 tỷ won chi phí nhập khẩu nhiên liệu và giảm đáng kể lượng khí thải CO2
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Các nhà khoa học vừa phát hiện những cột chất lỏng đang phun lên từ đáy biển Bắc cực với nhiệt độ gấp hai lần nhiệt độ sôi của nước.
Một nghiên cứu mới cho thấy đại dương có thể dâng cao lên đến hơn 1 mét so với mức nước biển hiện thời trong vòng 100 năm tới – cao gấp 3 lần dự đoán từ Ban Liên Chính Phủ Về Sự Thay Đổi Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC)
Khí gây hiệu ứng nhà kính đóng vai trò quan trọng của khí hậu Bắc Mỹ, nhưng sự khác biệt về nhiệt độ đại dương trong khu vực có thể là chìa khóa để dự đoán sự thay đổi khí hậu khu vực của Mỹ trong tương lai, theo một đánh giá khoa học mới do NOAA thực hiện. Đánh giá này nằm trong loạt báo cáo phân tích và đánh giá do Chương trình Khoa học Đánh giá Khí hậu Mỹ tích hợp.
Một nhà khoa học Philippin đã biến vỏ dừa thành một loại lưới tự huỷ song lại rất bền. Lưới có tác dụng chống xói mòn cho những vùng đất dốc và bờ sông, kích thích thực vật phát triển và tạo việc làm cho nông dân.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++