Một bản nghiên cứu chính sách khoa học của trường đại học Rice (Hoa Kỳ) vừa công bố, cho thấy công nghệ nano có thể cung cấp những công nghệ cải thiện cho an ninh và nguồn cung năng lượng trên toàn cầu.
Những nhận định của nhóm 50 nhà khoa học Mỹ được công bố cùng lúc với thời điểm Quốc hội Mỹ khởi động nỗ lực phê chuẩn luật năng lượng quốc gia. Các nhà khoa học ủng hộ khoa học nano và chương trình nghiên cứu khoa học cho biết, công nghệ nano có thể cung cấp những công nghệ hiệu quả hơn, rẻ hơn và an toàn cho môi trường hơn những loại công nghệ hiện có.
Nghiên cứu nhằm vào những thành tựu trong năng lượng mặt trời, gió, than sạch, hydrô, hợp chất phân tử hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới, pin chất đốt, ắc quy, sản xuất, dự trữ và vận chuyển hydrô, và một mạng lưới điện mới kết hợp tất cả nguồn năng lượng.
Tài trợ cho nghiên cứu năng lượng: vấn đề cấp bách
Công nghệ nano đòi hỏi giải quyết 14 vấn đề để có thể ứng dụng được vào cuộc sống:
Giảm chi phí năng lượng mặt trời quang điện xuống 10 lần; thu được chất chuyển biến từ CO2 thành mê tan để bán; giảm chi phí pin nhiên liệu xuống 10-100 lần và tạo ra chất mới, tốt hơn; tăng tính hiệu quả và khả năng dự trữ của pin và siêu tụ điện lên 10-100 lần để ứng dụng cho tự động hoá và phát điện; tạo ra cáp điện, chất siêu dẫn hoặc chất dẫn lượng tử làm bằng chất nano mới để thay đổi lại mạng lưới điện và vận chuyển năng lượng điện trong khoảng cách dài, xuyên lục địa hoặc thậm chí vận chuyển toàn cầu, thay cho dây điện bằng đồng và nhôm để giảm hoặc loại trừ việc mất điện, sụt điện; dùng chất điện tử nano để tái cách mạng hoá máy tính, cảm biến và thiết bị mạng điện và các ứng dụng khác, tạo quá trình hoá nhiệt dùng chất xúc tác tạo hydro từ nước tại nhiêt độ dưới 900 C; tạo chất siêu mạnh, siêu nhẹ dùng để tăng hiệu quả của xe hơi, máy bay và du hành vũ trụ; tạo chất nano và lớp phủ cho phép khoan sâu để khai thác năng lượng (bao gồm hơi nóng địa nhiệt) trong địa tầng; tạo ra phương pháp khoáng hoá CO2 trên diện rộng …
Những thách thức của công nghệ nano
Những tiến bộ của công nghệ nano có thể đủ để giải quyết vấn đề năng lượng. Năm nay, thị trường năng lượng sạch sẽ đạt doanh thu 130 tỷ đô la, tạo 1,2 triệu việc làm. Một số nhà quan sát dự đoán, đến năm 2010, doanh thu sẽ lên tới 255 tỷ đô la, 429 tỷ đô la năm 2015, và tạo 3 triệu việc làm. Khi đó, Trung Quốc sẽ là thị trường năng lượng sạch lớn nhất toàn cầu. Đặc biệt công nghệ nano và công nghệ phân tử nano là những nhân tố chính cho sự phát triển và cạnh tranh trên thị trường năng lượng sạch.
Sáng kiến toàn cầu nhằm giảm phụ thuộc vào dầu sẽ dẫn đến sự tăng trưởng cao của năng lượng sạch. Chi phí nghiên cứu và phát triển ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu lên tới hơn 25 tỷ đô la. Công nghệ nano và công nghệ phân tử nano đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tính hiệu quả của hệ thống năng lượng và chi phí. Điều này sẽ giúp cải thiện nhanh chóng công nghệ và ứng dụng.
Hiện nay, Mỹ và Nhật Bản đứng đầu thế giới về công nghệ nano. ấn Độ phấn đấu để năm năm nữa sẽ dẫn đầu thế giới về công nghệ nano. Hiện Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng ấn Độ (DRDO) đang phát triển những thiết bị dựa trên công nghệ nano ứng dụng trong y tế và công nghiệp.
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++