Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Thủy công, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, đã ứng dụng công nghệ Jet-Grouting để sửa chữa chống thấm cho cống dưới đê đạt hiệu quả cao.
Công nghệ này đã được áp dụng tại đê quai thủy điện Sơn La, đập Đá Bạc (Hà Tĩnh), cống sông Cui ở Long An, áp dụng để xử lý nền đất yếu ở Nhà máy ximăng Vinakansai Ninh Bình, chống sự cố sụt đất gây nguy hiểm cho các nhà liền kề khi xây dựng tầng hầm cho nhà cao tầng ở tòa nhà Vinafood (Hà Nội)... Công nghệ này còn ứng dụng cho cả công trình thủy lợi, công trình xây dựng.
Với việc ứng dụng công nghệ Jet-Grouting, nhóm đã mua thiết bị cũ rồi tự lắp ráp, vận hành, làm các thí nghiệm trước khi đưa vào thực tế. Nhóm đã tạo ra được một bức tường có khả năng ngăn chặn dòng thấm dưới nền và hai bên công trình về mùa lũ, liên kết tốt với bản đáy công trình để tạo thành kết cấu chống thấm hoàn chỉnh và không ảnh hưởng đến kết cấu cống, thi công nhanh, thuận lợi, chủ động trong mọi tình huống, kể cả khi nước sông dâng cao, giá thành rẻ.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Chủ nhiệm công trình, cho biết cống dưới đê là một hạng mục quan trọng đặc biệt trên các tuyến đê, nhiều sự cố gây vỡ đê là do cống bị thấm. Việc chống thấm cho cống dưới đê, đặc biệt là cống nằm trên nền địa chất phức tạp là vấn đề quan trọng nhằm bảo đảm an toàn đê điều mùa bão lũ.
Các giải pháp trước đây như sử dụng các loại cừ, khoan phụt ximăng sét... không hiệu quả vì địa chất nền đê phần lớn là cát mịn, phải xử lý dưới bản đáy cống, điều kiện thi công khó khăn, tốn kém và nhiều nơi phải làm đi làm lại.
Ứng dụng công nghệ Jet-Grouting có nhiều ưu điểm như khả năng xử lý sâu, cả phần nền nằm dưới bản đáy, thi công được trong điều kiện ngập nước, giá thành giảm 130 triệu đồng trong thời gian chỉ 15 ngày so với trước là 2 tháng. Lợi ích kinh tế của công nghệ đã thuyết phục các chủ đầu tư nên năm 2008 doanh số thực hiện đạt trên 30 tỷ đồng.
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Các nhà nghiên khí hậu vừa đưa ra bằng chứng cho rằng các đợt phun trào núi lửa lớn trong vòng 450 năm qua đã làm dịu mát các vùng nhiệt đới nhưng cũng đồng thời chỉ ra ảnh hưởng có thể đã bao trùm lên thế kỷ 20 do tình trạng tăng nhiệt độ toàn cầu. Nghiên cứu cho rằng những vùng đất ở vĩ độ cao thậm chí còn nhạy cảm hơn với các hiện tượng núi lửa được đăng trên số mới ra của tờ tạp chí Nature Geoscience.
Từ trường mặt trời có thể ảnh hưởng lớn đến các thông số khí hậu và thời tiết ở Australia và nhiều quốc gia khác ở cả Bắc và Nam bán cầu. Theo một nghiên cứu gần đây của viện nghiên cứu địa lý thì nắng hạn liên quan trực tiếp với chu kỳ của từ trường mặt trời chứ không hẳn là do hiệu ứng nhà kính gây ra.
Các nhà khoa học vừa tìm ra một loại chất liệu polyme có thể làm xúc tác rất hiệu quả cho quá trình sản xuất nhiên liệu hy-đrô bằng quang năng và nước. Chất liệu này đáp ứng những yêu cầu cơ bản đối với một xúc tác lí tưởng, đó là sự phong phú, dễ sử dụng và tính không độc của nó, và họ cũng đã nỗ lực để đưa phương thức sản xuất năng lượng “xanh” thay thế này trở thành xu hướng chủ đạo.
Một đám mây bụi mà giới khoa học gọi là "mây nâu châu Á" đang làm tan nhanh các sông băng ở dãy núi Himalaya , đe dọa bất ổn môi trường cho nhiều nước châu Á. Tạp chí uy tín Nature, ngày 2.8 đã đăng tải nghiên cứu này
Những năm gần đây, các nguồn năng lượng mới được gọi dưới nhiều tên khác nhau như: Năng lượng lựa chọn, năng lượng thay thế hay năng lượng xanh, được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Nguồn năng lượng này có ưu điểm là sạch, có sẵn trong thiên nhiên, không gây ô nhiễm và là giải pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm năng lượng hóa thạch cho tương lai. Dưới đây là 9 nguồn năng lượng được coi là khả thi nhất.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++