Khí gây hiệu ứng nhà kính đóng vai trò quan trọng của khí hậu Bắc Mỹ, nhưng sự khác biệt về nhiệt độ đại dương trong khu vực có thể là chìa khóa để dự đoán sự thay đổi khí hậu khu vực của Mỹ trong tương lai, theo một đánh giá khoa học mới do NOAA thực hiện. Đánh giá này nằm trong loạt báo cáo phân tích và đánh giá do Chương trình Khoa học Đánh giá Khí hậu Mỹ tích hợp.
Đánh giá gần đây nhất, Tái Phân Tích Dữ Liệu Khí Hậu Lịch Sử Để Tìm Ra Những Đặc Trưng Khí Quyển Chính: Gợi Ý Cho Việc Quy Kết Nguyên Nhân Về Những Thay Đổi Quan Sát Được, miêu tả những gì đã thay đổi – và tại sao – đối với khí hậu Bắc Mỹ trong suốt nửa thế kỷ qua. Đánh giá này giải quyết khả năng và mức độ mà hoạt động của con người hoặc biến đổi thiên nhiên đã gây ra sự ấm lên của trái đất, mưa, hạn hạn, và lũ lụt.
“Đánh giá này cho thấy việc cải thiện dự đoán về nhiệt độ bề mặt biển khu vực rất quan trọng trong việc dự đoán tính biến đổi khí hậu trên khắp nước Mỹ từ năm này qua năm khác từ thập kỷ này qua thập kỷ khác, cũng như dự đoán các thay đổi khí hậu khu vực lâu dài,” nhà nghiên cứu chính và nhà khoa học tại Phòng Thí Nghiệm Nghiên Cứu Hệ Thống Trái Đất của NOAA, ông Randall Dole, cho biết.
Nhiệt độ một số khu vực tăng cao đột ngột, trong khi nhiệt độ những nơi khác thì vẫn giữ nguyên; ảnh hưởng của hạn hán xấu đi – và mưa rơi ở nhiều nơi – tất cả khu vực trong khí hậu thường xuyên ấm áp của châu lục này.
Thay đổi về nhiệt độ bề mặt biển có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự khác biệt về xu hướng nhiệt độ trong khu vực của Mỹ. Chúng cũng góp phần tạo nên sự di chuyển mưa từ năm này qua năm khác từ thập kỷ này qua thập kỷ khác trong vòng 50 năm qua.
Trong khi xu hướng chung là điều kiện đại dương ấm hơn có thể làm tăng khí gây hiệu ứng nhà kính, sự khác biệt khu vực về xu hướng nhiệt độ bề mặt biển có thể là do thiên nhiên hoặc con người gây ra, theo ông Dole.
Đánh giá phát hiện ra, sự tăng cao về khí gây hiệu ứng nhà kính có thể chịu trách nhiệm hơn phân nửa về việc ấm lên của châu lục, trung bình 1,6° Fahrenheit trong suốt 50 năm qua. Khí gây hiệu ứng nhà kính, do các nguồn thiên nhiên và do đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch tạo ra, giữ nhiệt trong khí quyển của trái đất và làm ấm bề mặt trái đất.
Ảnh hưởng của hạn hán có thể đã trở nên trầm trọng hơn khi nhiệt độ bề mặt ấm lên, làm tăng sự bốc hơi, làm giảm độ ẩm của đất, và tạo ra những sự căng thẳng khác về nước. Các nhà khoa học không tìm ra khuynh hướng lâu dài về vị trí và mức độ thường xuyên hạn hạn xảy ra hoặc bao nhiêu lượng mưa hoặc tuyết sẽ rơi xuống trung bình mỗi năm.
Đánh giá này còn miêu tả chi tiết cách thức các nhà nghiên cứu khí hậu sử dụng lượng dữ liệu khổng lồ cho phương pháp kiểm tra khí hậu quá khứ, gọi là “tái phân tích.” Một phần khác của bản đánh giá minh họa cách các nhà khoa học thăm dò mối quan hệ nhân quả theo hệ thống để tìm ra nguyên nhân có khả năng nhất cho khuynh hướng khí hậu, như hạn hán kéo dài, hay một năm nóng bất thường.
Trong quá trình tái phân tích – hay phân tích quá khứ - một hồ sơ khí hậu chất lượng cao được xây dựng từ các quan sát trong quá khứ thu thập qua một thời gian dài, từ nhiều hệ thống quan sát khác nhau và tổng hợp bằng mô hình khí hậu. Dữ liệu tái phân tích, hiện đang mở rộng đến cách đây giữa thế kỷ 20, có vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà nghiên cứu hiểu được khí hậu phát triển như thế nào.
“Sử dụng phương pháp tái phân tích và quy kết, chúng tôi có thể nói một cách tự tin hơn nhiều về những gì đang điều khiển một số điều kiện khí hậu khắc nghiệt trong vài năm qua như: sự nóng lên của trái đất, El Niño, La Niña hay một số khác,” nhà khoa học Martin Hoerling của NOAA cho biết. “Đó là thông tin mà những nhà làm chính sách và công chúng yêu cầu.” Ông Hoerling còn đứng đầu Đội Xem Xét Khí Hậu của NOAA.
NOAA dự đoán sự thay đổi về môi trường của trái đất, từ độ sâu của đại dương cho đến bề mặt của mặt trời, và giữ gìn và quản lý các nguồn ven biển và biển của chúng ta.
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Một nhà khoa học Philippin đã biến vỏ dừa thành một loại lưới tự huỷ song lại rất bền. Lưới có tác dụng chống xói mòn cho những vùng đất dốc và bờ sông, kích thích thực vật phát triển và tạo việc làm cho nông dân.
Công ty Công nghệ Thiết kế và Thủy lợi (DTI) của Anh vừa công bố họ đã phát minh ra một hệ thống thủy lợi cho phép sử dụng mọi loại nước, kể cả nước biển và nước thải công nghiệp, để tưới cho cây trồng mà không cần qua một khâu xử lý nào trước đó.
Kể từ 1980, vùng Đại Tây Dương nhiệt đới đã ấm lên khoảng ¼ độ C (một nửa độ F) một thập kỷ. Mặc dù con số này có vẻ nhó, nó có thể có tác động lớn đối với bão, xuất hiện nhiều hơn khi nước ấm, Amato Evan cho biết. Ông là nhà nghiên cứu thuộc Học viện nghiên cứu vệ tinh khí tương thuộc Đại học Wisconsin-Madison đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu. Ví dụ, khác biệt về nhiệt độ biển giữa năm 1994, một năm ít bão, và 2005, năm phá vỡ kỷ lục về bão, chỉ là 1 độ F.
Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Thủy công, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, đã ứng dụng công nghệ Jet-Grouting để sửa chữa chống thấm cho cống dưới đê đạt hiệu quả cao.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++