Được coi là trận mưa sao băng lớn nhất và đẹp nhất trong năm, những người yêu thiên văn có thể ngắm được trận mưa sao băng Geminid tại đỉnh điểm, đêm nay và rạng sáng mai 14/12.
Chủ bút tờ Tạp chí Thiên văn (Astronomy Magazine), Michael E. Bakick (nhà thiên văn học nguời Anh, tác giả của cuốn Sổ tay hành tinh Cambridge), đã thốt lên:” Điều kiện quan sát Geminid năm nay thật không thể tốt hơn”.
Hình ảnh về trận mưa sao băng Geminid năm 1995 với gần 100 sao băng mỗi giờ
Người xem thậm chí không cần tới kính viễn vọng để quan sát, vì dù xuất hiện và biến mất rất nhanh nhưng trận mưa sao băng Geminid có tốc đô chậm hơn các trận mưa sao băng khác.
Tốc độ của sao băng Geminid vào khoảng 130.000km/h, còn mưa sao băng Leonids, giữ kỷ lục về vận tốc lên tới 256.000 km/h), cộng thêm tần suất nhiều (khoảng mỗi 2 phút) .
Ảnh chụp được sớm về sao băng Geminid ngày 5/12/2009 tại California, Mỹ. Mưa sao băng Geminid đạt cực đại vào ngày 13-14/12.
Các nhà thiên văn học David Levy và Stephen Edberg viết về trận mưa sao băng này như sau: “Nếu chưa chứng kiến mưa sao băng Geminid thì có thể coi như chưa từng nhìn thấy mưa sao băng.”
Đỉnh điểm của đợt mưa sao bằng là lúc 20h45 giờ GMT ngày 13/12 ( là vào 3h45 giờ Việt Nam, ngày 14/12 ).
Lịch sử trận mưa sao băng Geminid
Trận mưa sao băng được đặt tên là Geminid vì nó xảy ra gần với ngôi sao lớn Castor và Pollux thuộc chòm sao Geminid (Song Tử).
Mưa sao băng Geminid hình thành từ 2 ngôi sao thuộc chòm Gemini ( sao Song Tử )
Geminids bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên từ cuối thế kỷ 19, mưa sao băng lúc đầu còn nhỏ và ít gây sự chú ý.Nhưng cho đến nay, nó luôn được coi là trận mưa sao băng lớn nhất của năm.
Trong một thời gian dài tìm kiếm nguồn gốc của mưa sao băng Geminids bí ẩn, các nhà thiên văn cố gắng kiếm tìm sao chổi đã gây ra trận mưa sao băng này.
Sự việc chỉ được sáng tỏ vào năm 1983, khi NASA phát hiện ra vật thể 3200 Phaethon - là nguồn gốc gây ra trận mưa sao băng Geminids hằng năm từ ngày 7 đến 17/12 hàng năm, mà thường đỉnh điểm từ ngày 12-14/12.
Hướng dẫn cách quan sát mưa sao băng Geminid
Mưa sao băng Geminid bắt đầu ở chân trời phía đông - đông bắc vào đầu tối. Chúng ta có thể quan sát từ mọi phía. Nên chọn những nơi ít ánh sáng của đèn đường, đèn ô tô có thể gây lóa mắt, những nơi thoáng đãng như trên ngọn đồi, cánh đồng, vì bạn có thể trải rộng tầm mắt để tìm sao.
Trận mưa sao băng tuyệt đẹp ghi lại được tại Núi Brasstown, Geogria, Mỹ.
Hình ảnh trận mưa sao băng sẽ trở nên rõ ràng hơn kể từ sau 23h bởi vì ánh sáng tỏa ra từ các sao băng trở nên rực rỡ ở phía đông bầu trời vào thời điểm này.
Tuy nhiên, những hình ảnh tốt nhất chỉ có thể quan sát được vào lúc 3 - 4h, thời điểm Phaethon đi ngang qua Trái đất.
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Một nhóm do các nhà nghiên cứu Trường ĐH Purdue (Hoa Kỳ) dẫn đầu đã tìm hiểu tác động to lớn của sự thay đổi khí hậu: tăng nhiệt độ trung bình hạn hán mưa lũ… đến nền kinh tế của 16 nước đang phát triển. Họ kết luận nguy cơ lớn nhất sẽ xảy ra đối với những công nhân viên chức thành thị tại các quốc gia Bangladesh Mehico và Zambia.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu là do bức xạ nhiệt từ Mặt trời hay do các hoạt động địa nhiệt gây ra. Đó là những lập luận của một số nhà khoa học theo chủ nghĩa hoài nghi đưa ra tại một hội nghị nhỏ được tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch – nơi cũng đang diễn ra hội nghị thượng đỉnh về khí hậu (COP-15).
Trong khi nghiên cứu về quy trình tái chế rác thải, các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã đưa ra một hướng đi mới để chế tạo nguồn nhiên liệu thay thế từ nguyên liệu đặc biệt là vỏ cam.
Đầu tư vào năng lượng hạt nhân hiện đang phát triển mạnh trên khắp thế giới trong vài năm trở lại đây; hạt nhân được coi là một phương tiện để các quốc gia kiểm soát an ninh năng lượng, tránh biến động giá của các nguồn nhiên liệu sản xuất năng lượng khác. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều mối bận tâm.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++