Các nhà khoa học vừa tìm ra một loại chất liệu polyme có thể làm xúc tác rất hiệu quả cho quá trình sản xuất nhiên liệu hy-đrô bằng quang năng và nước. Chất liệu này đáp ứng những yêu cầu cơ bản đối với một xúc tác lí tưởng, đó là sự phong phú, dễ sử dụng và tính không độc của nó, và họ cũng đã nỗ lực để đưa phương thức sản xuất năng lượng “xanh” thay thế này trở thành xu hướng chủ đạo.
Tạo ra khí hy-đrô bằng cách tách các phân tử nước (H2O) cùng với năng lượng mặt trời hiện được coi là phương pháp sản xuất nhiên liệu hy-đrô mà được đốt trực tiếp hoặc sử dụng trong pin nhiên liệu chạy động cơ phương tiện giao thông như ô-tô, xe buýt và thậm chí cả máy bay.
Nghiên cứu được Xinchen Wang, một nhà hóa học thuộc viện keo và tiếp xúc Max-Planck ở Potsdam, Đức và đại học Phúc Châu, ở Phúc Châu, Trung Quốc.
Việc tìm kiếm chất liệu bán dẫn phù hợp đóng vai trò xúc tác trong quá trình này là mục đích chính trong nghiên cứu khoa học vật liệu”, Wang cho phóng viên PhysOrg.com biết. “Ngoài việc là một vật liệu phong phú, đa năng và an toàn, chất xúc tác mới còn phải có thể kết hợp với nước và hấp thụ ánh sáng nhìn thấy được. Và vật liệu chúng tôi lựa chọn đã đám ứng đủ những yêu cầu đó”.
Các loại chất xúc tác được nghiên cứu phát triển trong 30 năm qua đều dựa trên các chất kim loại và thường yêu cầu sử dụng kim loại quí đắt đỏ để hỗ trợ quá trình xúc tác. Các loại vật liệu polyme tổng hợp cũng được phát triển đồng thời nhưng chúng chỉ có tác dụng khi sử dụng trong vùng ánh sáng cực tím, một phần nhỏ trong quang phổ mặt trời và thực sự chúng hoạt động không mấy hiệu quả. Vật liệu do Wang và các cộng sự nghiên cứu là chất các-bon ni-tơ-rat được trùng hợp thành dạng chuỗi phân tử. Nhóm nhiên cứu đã tiến thêm được một bước nữa khi sử dụng quá trình hun nóng/cô đặc để cho chuỗi phân tử hình thành các màng xếp lớp với các cấu trúc tương tự như than chì, một dạng mạch các-bon rất đều.
Các-bon ni-tơ-rat rồi sẽ được nghiền thành bột, cho vào nước có chứa chất phản ứng cung cấp điện tử cho phản ứng có xúc tác. Khi hỗn hợp được chiếu sáng, các phân tử nước tách ra thành i-ông hy-đrô dương và phân tử ô-xy. Nguyên tử các-bon của chất xúc tác giúp tạo ra không gian cho i-ông hy-đrô chuyển sang hy-đrô phân tử (H2)- nhờ quá trình này mà các nguyên tử ni-tơ nhường điện tử cho các i-ông để chúng tái tạo lại hy-đrô 2 nguyên tử. Các nguyên tử ni-tơ lại giúp quá trình ngược lại, quá trình ô-xy hóa để các nguyên tử ô-xy biến thành ô-xi phân tử (O2). Các kiểm nghiệm của nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng các-bon ni-tơ-rat trùng hợp có khả năng hấp thụ cả ánh sáng cực tím và ánh sáng nhìn thấy và mặc dù phản ứng của nó có tỉ lệ sản sinh H2 không ổn định theo từng phân kì nhưng nó là một loại xúc tác hiệu quả thậm chí trong trường hợp thiếu bạch kim và các kim loại quí khác. “Kết quả ngiên cứu của chúng tôi mở ra hướng đi mới trong việc tìm kiếm những dự án sản xuất năng lượng sử dụng cấu trúc bán dẫn hữu cơ trùng hợp rất rẻ tiền, ổn định và sẵn có”, Wang kết luận. Nghiên cứu này được online số ra ngày 9-11 của tạp chí Nature Materials.
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Từ trường mặt trời có thể ảnh hưởng lớn đến các thông số khí hậu và thời tiết ở Australia và nhiều quốc gia khác ở cả Bắc và Nam bán cầu. Theo một nghiên cứu gần đây của viện nghiên cứu địa lý thì nắng hạn liên quan trực tiếp với chu kỳ của từ trường mặt trời chứ không hẳn là do hiệu ứng nhà kính gây ra.
Một đám mây bụi mà giới khoa học gọi là "mây nâu châu Á" đang làm tan nhanh các sông băng ở dãy núi Himalaya , đe dọa bất ổn môi trường cho nhiều nước châu Á. Tạp chí uy tín Nature, ngày 2.8 đã đăng tải nghiên cứu này
Những năm gần đây, các nguồn năng lượng mới được gọi dưới nhiều tên khác nhau như: Năng lượng lựa chọn, năng lượng thay thế hay năng lượng xanh, được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Nguồn năng lượng này có ưu điểm là sạch, có sẵn trong thiên nhiên, không gây ô nhiễm và là giải pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm năng lượng hóa thạch cho tương lai. Dưới đây là 9 nguồn năng lượng được coi là khả thi nhất.
Một thứ vật chất thiết yếu đang lạc xa ngoài tầm với của vũ trụ, đó chính là khí hi-đrô, vật liệu chủ yếu hình thành nên các vì sao, hành tinh và thậm chí cả sự sống.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++