Một nhóm do các nhà nghiên cứu Trường ĐH Purdue (Hoa Kỳ) dẫn đầu đã tìm hiểu tác động to lớn của sự thay đổi khí hậu: tăng nhiệt độ trung bình hạn hán mưa lũ… đến nền kinh tế của 16 nước đang phát triển. Họ kết luận nguy cơ lớn nhất sẽ xảy ra đối với những công nhân viên chức thành thị tại các quốc gia Bangladesh Mehico và Zambia.
Những bản đồ trên dự đoán sự thay đổi về tần suất và cường độ của những cực trị về khí hậu. Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Purdue đã nhận thấy diễn biến và cường độ về những giá trị cực trị về ẩm khô và nóng trong 30 năm qua đã tác động nặng nề nhất đến khu vực các nước nghèo và xác định sự liên quan giữa BĐKH và tình trạng nghèo đói trên thế giới thông qua những mô hình cụ thể để đưa ra những dự báo trong tương lai.
"Biến đổi thời tiết tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp như mất mùa giảm năng suất dẫn đến tăng giá các sản phẩm thiết yếu là yếu tố quan trọng nhất tác động đến các gia đình nghèo ở những nước đang phát triển”. Noah Diffenbauch Phó giáo sư về Khoa học Trái đất và khí quyển kiêm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thay đổi khí hậu phát biểu: “Những nghiên cứu đã cho thấy rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ làm tăng tần suất và cường độ của sóng nhiệt hạn hán và bão lụt ở nhiều vùng. Điều quan trọng là phải hiểu các tầng lớp xã hội nào các nước nào sẽ bị đẩy đến mức nghèo khó để đưa ra những quyết sách”.
Nhóm nghiên cứu đã dựa vào những dữ liệu của cuối thế kỷ 20 để suy ra tình trạng kinh tế xã hội vào cuối thế kỷ 21. Thomas Hertel giáo sư Kinh tế nông nghiệp và đồng chủ nhiệm dự án cho rằng mặc dù những người lao động ở thành thị vốn chỉ đóng góp một cách khiêm tốn vào vào sự nghèo khổ của các nước đang phát triển nhưng chính họ là nhóm dễ bị tổn thương nặng nề nhất khi sản lượng nông phẩm bị thay đổi.
Hertel hiện đang chịu trách nhiệm về Dự án phân tích thương mại toàn cầu nói: "Chi cho việc ăn uống là khoản chi chiếm tỷ lệ cao nhất của dân nghèo thành thị và trong khi nông dân cũng thu được lợi ích từ sự tăng giá lương thực thì với người nghèo thành thị hoàn toàn chịu thiệt thòi. Đây là một phát hiện quan trọng mà LHQ phải lưu ý trong những chương trình trợ giúp chuyển từ nông thôn ra thành thị tại một số khu vực tại các nước đang phát triển”.
"Bangladesh Mehico và Zambia là những nước mà mỗi khi hạn hán xảy ra sẽ bổ sung thêm hàng triệu người bị lâm vào cảnh đói nghèo.
Tác động của BĐKH là tăng sự nghèo đói ở các nước thuộc Thế giới thứ ba. Ảnh: securecharity.org
"Người ta đã tổng kết các diễn biến và cường độ ở cực trị trong 30 năm về ẩm khô và nóng tất cả đều cho thấy sự gia tăng đáng kể các hiện tượng này trên toàn thế giới để đưa ra một số dự báo. Ví dụ trong 20 năm tới sóng nhiệt hạn hán ở Địa Trung Hải sẽ tăng tương ứng là 2.700% và 800%. Còn ở Đông Nam Á số những trận mưa sẽ tăng 900%”.
Không chỉ tăng về số lượng mà thiên tai do BĐKH còn tăng về cường độ. Chẳng hạn cường độ những trận mưa ở Đông Nam Á sẽ tăng lên 40% tại Trung Phi cường độ sóng nhiệt tăng 1.000% và tại Địa Trung Hải mức gay gắt của nạn hạn hán tăng 60%.
Những phân tích thống kê được dùng để xác định cú sốc về năng suất cây lương thực cho thấy chúng tương ứng với độ lớn các cực trị của khí hậu đồng thời người ta cũng dự báo cả các cú sốc về kinh tế và xã hội kèm theo sẽ xảy ra. Chính các nước nghèo sẽ phải gánh chịu trước hết và nặng nề nhất các hậu quả đó.
Để tính toán tác động kinh tế tiềm tàng về thu nhập của người lao động và giá lương thực nhóm nghiên cứu đã sử dụng số liệu thống kê về chi tiêu trong gia đình của từng nước. Các dự báo về sự biến động lương và giá dưới ảnh hưởng của BĐKH (theo các số liệu khí hậu cực trị) được xây dựng thành những mô hình thương mại toàn cầu gọi là Dự án phân tích thương mại toàn cầu (Global Trade Analysis Project viết tắt là GTAP) lưu trữ tại Khoa Kinh tế nông nghiệp Trường ĐH Purdue.
Dự án GTAP của Trường ĐH Purdue được một tổ chức quốc tế gồm 22 cơ quan quốc gia và quốc tế hỗ trợ và một mạng lưới bao gồm 6.500 nhà nghiên cứu ở 140 nước thường xuyên sử dụng các số liệu của Dự án GTAP trong công việc của mình.
Việc giảm năng suất ngũ cốc do những sự kiện khí hậu cực đoan đã từng xảy ra trong lịch sử. Trong năm 1991 năng suất ngũ cốc ở Malawi và Zambi giảm 50% khi vùng Nam châu Phi chịu nạn hạn hán nặng nề.
Diffenbaugh cho biết đó chỉ là tác động đầu tiên của BĐKH đến sự đói nghèo của người dân các nước thuộc thế giới thứ ba nhưng người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu cải tiến mô hình và hệ thống phân tích để có những nhận định chính xác hơn về sự liên quan giữa BĐKH và tình trạng đói nghèo trên thế giới.
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Được coi là trận mưa sao băng lớn nhất và đẹp nhất trong năm, những người yêu thiên văn có thể ngắm được trận mưa sao băng Geminid tại đỉnh điểm, đêm nay và rạng sáng mai 14/12.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu là do bức xạ nhiệt từ Mặt trời hay do các hoạt động địa nhiệt gây ra. Đó là những lập luận của một số nhà khoa học theo chủ nghĩa hoài nghi đưa ra tại một hội nghị nhỏ được tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch – nơi cũng đang diễn ra hội nghị thượng đỉnh về khí hậu (COP-15).
Trong khi nghiên cứu về quy trình tái chế rác thải, các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã đưa ra một hướng đi mới để chế tạo nguồn nhiên liệu thay thế từ nguyên liệu đặc biệt là vỏ cam.
Đầu tư vào năng lượng hạt nhân hiện đang phát triển mạnh trên khắp thế giới trong vài năm trở lại đây; hạt nhân được coi là một phương tiện để các quốc gia kiểm soát an ninh năng lượng, tránh biến động giá của các nguồn nhiên liệu sản xuất năng lượng khác. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều mối bận tâm.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++