Hiện tượng nóng lên toàn cầu là do bức xạ nhiệt từ Mặt trời hay do các hoạt động địa nhiệt gây ra. Đó là những lập luận của một số nhà khoa học theo chủ nghĩa hoài nghi đưa ra tại một hội nghị nhỏ được tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch – nơi cũng đang diễn ra hội nghị thượng đỉnh về khí hậu (COP-15).
Giáo sư Henrik Svensmark cho rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu gần đây là do bức xạ nhiệt từ các hoạt động của mặt trời. - Ảnh: Reuters
Trong khi các nhà lãnh đạo thế giới đang tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch để tìm ra giải pháp cho sự ấm lên toàn cầu thì hơn 50 nhà khoa học doanh nhân và những nhóm vận động hành lang cũng tổ chức một hội nghị nhỏ tại Copenhagen để tranh luận về những nguyên nhân khác - bên cạnh yếu tố con người - gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu.
Mặc dù quy mô của hội nghị được tổ chức bởi ủy ban vì một tương lai tốt đẹp (CFACT) nhỏ hơn rất nhiều so với hội nghị thượng đỉnh về khí hậu do Liên hợp quốc chủ trì nhưng các nhà khoa học cho rằng những ý kiến của họ có thể làm “nóng” hơn các phiên thảo luận tại COP-15.
Giáo sư Henrik Svensmark một nhà vật lý đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu không gian quốc gia của Đan Mạch cho rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu gần đây là do bức xạ nhiệt từ các hoạt động của Mặt trời. Ông cho rằng trước đây thế giới cũng đã từng trải qua thời kỳ có nhiệt độ cao như hiện nay do chu kỳ hoạt động của Mặt trời và Trái đất.
Trong khí đó Giáo sư Nils-Axel Morner một nhà địa chất học tại Đại học Stockholm (Thụy Điển) cho rằng các “nhà cảnh báo khí hậu” đã phóng đại quá mức về mực nước biển dâng bằng những mô hình trên máy vi tính. Ông lập luận rằng những dữ liệu quan sát mực nước ở các hồ lớn và các bờ biển cho thấy mực nước biển vẫn rất ổn định.
Cùng chung ý kiến với đồng nghiệp người Thụy Điển Giáo sư Cliff Ollier một chuyên gia địa chất học khác đến từ Trường Đại học Western ở Australia cho rằng các nhà bảo vệ môi trường đã đưa ra những nguyên nhân không chính xác về hiện tượng băng tan. Ông lý giải rằng băng tan chảy là do ảnh hưởng của các hoạt động địa nhiệt hơn là nhiệt độ trên bề mặt Trái đất.
Về phần nhà tổ chức ông Craig Rucker Giám đốc điều hành của CFACT thừa nhận trong quá khứ tổ chức của ông đã từng nhận nguồn kinh phí tài trợ từ Tập đoàn Exxon Mobil nhưng ông chỉ ra rằng rất nhiều tổ chức bảo vệ môi trường cũng đang nhận tiền tại trợ của các tập đoàn lớn trên thế giới.
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Trong khi nghiên cứu về quy trình tái chế rác thải, các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã đưa ra một hướng đi mới để chế tạo nguồn nhiên liệu thay thế từ nguyên liệu đặc biệt là vỏ cam.
Đầu tư vào năng lượng hạt nhân hiện đang phát triển mạnh trên khắp thế giới trong vài năm trở lại đây; hạt nhân được coi là một phương tiện để các quốc gia kiểm soát an ninh năng lượng, tránh biến động giá của các nguồn nhiên liệu sản xuất năng lượng khác. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều mối bận tâm.
Một ứng dụng mới cho điện thoại thông minh Android cho phép người dùng và các nhà phát triển phần mềm biết mức tiêu thụ năng lượng các ứng dụng trên máy là bao nhiêu. PowerTutor do nhóm Học viên Tiến sỹ và các Giáo sư tại Đại học Michigan phát triển.
Các nhà khoa học đã đưa ra một ý tưởng có thể sẽ là một giải pháp cho vấn đề trong tương lai là thay vì cứ thả các đám mây đen CO2 lên bầu khí quyển người ta thu nó lại và đem “hạ thổ”.
Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu khai mạc tại Copenhagen giữa những lời kêu gọi quyết liệt của báo chí và dân chúng, thúc giục các nhà lãnh đạo đạt thỏa thuận để cứu trái đất khỏi tình trạng ấm lên nhanh chóng.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++