Các nhà lãnh đạo thế giới đã đạt được một thỏa thuận bất ngờ về việc bảo vệ rừng tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Copenhagen (Đan Mạch). Tuy nhiên các nước đang phát triển vẫn không mấy lạc quan về những cam kết hỗ trợ kinh phí từ các nước giàu. Điều này đang đe dọa đến sự đổ vỡ của vòng đám phán Copenhagen.
Tàn phá rừng vẫn là một mối đe dọa lớn đối với môi trường - Ảnh: Telegraph
Vấn đề bảo vệ rừng đã không được đưa vào Nghị định thư Kyoto một phần bởi vì sức ép từ các nhóm đặt lợi ích kinh tế lên trên vấn đề môi trường. Kể từ khi Nghị định thư Kyoto được ra đời 12 năm trước khoảng 120 triệu ha rừng đã bị tàn phá. Đây có thể là một sai lầm của chúng ta khi đó.
Nhưng hiện tại thế giới cuối cùng cũng đã có cơ hội để ngăn chặn nạn phá rừng thông qua một kế hoạch có tên Giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và thoái hóa rừng (REDD) được đưa ra năm 2005 tại COP 11. Kế hoạch là bước đi tích cực so với Nghị định thư Kyoto trước đây. Theo đó những nước đang phát triển và người dân của họ sẽ được hỗ trợ kinh phí để chuyển đổi hướng sản xuất thay vì chặt phá rừng.
Đây được đánh giá là cách rẻ nhất với chi phí 5 đô la/1 tấn CO2 được hấp thụ để đối phó lại hiện tượng ấm lên toàn cầu. Các nước đang phát triển cũng có thể hưởng lợi từ kế hoạch này khi họ giảm được chi phí cho các chương trình chống ô nhiễm môi trường nhờ vào nguồn kinh phí từ các nước phát triển.
Sau khi kế hoạch được đưa ra các nước đang phát triển đã ngay lập tức hưởng ứng. Brazil đã giảm tỷ lệ phá rừng xuống hơn 4 lần trong vòng 5 năm. Trong khi đó Guyana một quốc gia ở Nam Mỹ khác đã thực hiện đúng cam kết khi 95% diện tích rừng nguyên sinh ở nước này vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên các nước phát triển lại chưa làm tròn nhiệm vụ của họ trong việc hỗ trợ về mặt tài chính. Điều này đã gây khó khăn rất lớn cho việc bảo vệ rừng ở các quốc gia đang phát triển.
“Các nước đang phát triển vẫn đang thực hiện đúng cam kết bảo vệ rừng. Nhưng tôi không thấy những cam kết tương tự từ các nước giàu trong việc cung cấp kinh phí cho các nước nghèo. Chúng ta không thể đưa ra giải pháp cho tới khi những nước phát triển thực hiện cam kết của mình” ông Bharrat Jagdeo tổng thống Guyana nói.
Để tìm giải pháp cho vấn đề này một nhóm gồm 35 nước được đứng đầu bởi Hoàng tử Charles của xứ Wales đã kêu gọi cần có khoản kinh khí từ 15 tỷ đến 25 tỷ bảng trong 5 tới để hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện các chương trình bảo vệ rừng.
Đáp lại lời kêu gọi này các nước Anh Mỹ Nhật Bản Australia Pháp và Na Uy đã cam kết sẽ dành ra khoản kinh phí 35 tỷ bảng trong 3 năm tới. Khoản tiền này dù vẫn còn khá khiêm tốn nhưng điều này đã cho thấy những phản ứng tích cực từ những nước giàu trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu
Nhìn về tương lai luôn luôn là điều thích thú đối với mọi người. Trong số rất nhiều dự báo người Nga thích tin vào dự báo được nhà văn viễn tưởng Strelelsky nêu trên báo PRAVDA.
Chất lượng không khí trong gia đình, công sở và những không gian trong nhà khác đang trở thành mối bận tâm về sức khỏe chủ yếu, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, nơi mà người ta dành hơn 90% thời gian ở trong nhà. Đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà lại bị ô nhiễm cao gấp 12 lần so với không khí bên ngoài ở một số khu vực. Chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bắt nguồn từ sơn, véc-ni, keo dính, đồ đạc, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng thậm chí là từ nước máy.
Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Các nhà lãnh đạo thế giới đã thực hiện được “một bước tiến lịch sử” trong việc đi đến một hiệp định chung để đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu nhưng cũng thừa nhận còn nhiều khó khăn phải vượt qua.
Dịp cuối năm cũng là thời gian nhiệt độ ở khu vực châu Âu xuống thấp nhất có những nơi như Thủ đô ở Matxcơva của Nga nhiệt độ có thể xuống dưới -22 độ C. Tuyết rơi đã làm cho cảnh vật và cuộc sống ở đây bị thay đổi khá nhiều…
Hiện tại phát triển năng lượng sạch và cam kết chính trị được coi như là những vũ khí hiệu quả nhất để chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu. Nhưng trên thực tế vấn đề phát triển năng lượng sạch vẫn còn rất nhiều rào cản về công nghệ mà chúng ta cần giải quyết. Để không phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch chúng ta cần một sự chuyển giao hoàn toàn trong các hệ thống năng lượng thế giới.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++