Chi 26 USD có thể tải các video quân sự bí mật của Mỹ

Chỉ cần sử dụng một phần mềm trị giá 26 USD, phe nổi dậy ở Iraq đã xâm nhập vào hệ thống truyền dữ liệu từ các , nhằm theo dõi hoặc tẩu thoát khỏi các chiến dịch do quân đội Mỹ phát động.   

Các sỹ quan tình báo quốc phòng Mỹ nói rằng, lực lượng phiến quân, dưới sự ủng hộ của chính quyền Iran đã xâm nhập vào hệ thống mạng thông tin truyền tải giữa trạm điều khiển mặt đất với các máy bay không người lái của Mỹ.

Chi 26 USD, xâm nhập mạng quân sự Mỹ dễ dàng

Các chiến binh gốc Shite đã sử dụng phần mềm có tên SkyGrabber, thu các đoạn video, nội dung liên lạc của quân đội Mỹ. Phần mềm SkyGrabber do công ty SkySoftware của Nga sản xuất, bán trên internet với giá 25.95 USD.

Andrew Solonikov, lập trình viên chương trình SkyGrabber cho biết, không hề nghĩ rằng phần mềm có thể sử dụng vào việc thu nhập các tín hiệu truyền từ máy bay không người lái của Mỹ. "Phần mềm được phát triển để thu thập các tệp tin âm thanh, hình ảnh, video miễn phí trên internet", Solonikov nói. Việc sử dụng phần mềm để khai thác các tệp tin chứa dữ liệu quân sự hoặc thương mại là do người dùng quyết định.

Tình báo Mỹ cho biết, hiện chưa có chứng cứ về việc phe nổi dậy có thể chiếm quyền kiểm soát các máy bay không người lái hoặc can thiệp trong quá trình điều khiển các chuyến bay.

Tuy nhiên, giới tình báo Mỹ cũng thừa nhận rằng, việc đối phương thu được các đoạn video truyền từ chiến trường về đã làm mất yếu tố bất ngờ trong các chiến dịch quân sự, đồng thời giúp quân nổi dậy biết rõ Mỹ đang bảo vệ cho con đường hoặc tòa nhà nào.

Việc xâm nhập vào hệ thống điều khiển máy bay không người lái đặt ra tình huống khẩn cấp trong chiến tranh thông tin, đặc biệt trong điều kiện Mỹ tiến hành hàng loạt các hoạt động quân sự ở nước ngoài.

Giới quân sự cũng chỉ ra những lỗ hổng tiềm tàng nghiêm trọng trong hệ thống bay không người lái, đang được xem là vũ khí số một của Mỹ tại Afghanistan và Pakistan.

Quân nổi dậy Iraq dễ dàng thâm nhập vào hệ thống mạng truyền dẫn dữ liệu .

Việc các phe nổi dậy có thể đột nhập dễ dàng vào các hệ thống của Mỹ cho thấy, công nghệ quân sự tối tân, hiện đại của Mỹ hoàn toàn có thể bị vô hiệu bằng các biện pháp đơn giản.

Sự việc được phát hiện khi lực lượng an ninh ở Iraq bắt được một chiến binh người Shite kèm máy tính xách tay, trong đó, có chứa những đoạn video đánh cắp từ hệ thống Predator. Trong tháng 7/2009, Mỹ phát hiện nhiều đoạn video và dữ liệu liên lạc trong nhiều máy tính của phe nổi dậy.

Trong những tháng vừa qua, quân đội Mỹ hằng ngày, hằng giờ phát hiện ra bằng chứng về việc hệ thống tin học quân sự bị xâm nhập. Điều đặc biệt nguy hiểm vì toàn bộ các thông tin, hình ảnh này được chia sẻ cho các nhóm nổi dậy khác, trong đó có cả các nhóm hồi giáo cực đoan.

Dựa vào các thông tin tình báo và dữ liệu trên các máy tính thu được, giới chức quân sự Mỹ khẳng định các nhóm nổi dậy ở Iraq được Iran huấn luyện, tài trợ tài chính.

James Clapper, chỉ huy tình báo của Lầu năm góc, cho biết: "Phiến quân Iraq đã xâm nhập hướng truyền tải thông tin tới Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ và sự xâm nhập đó thể hiện những yếu kém về an ninh trong hệ thống mạng điều khiển các máy bay không người lái".

Tuy nhiên, theo Clapper, việc xâm nhập vào hệ thống điều khiển các máy bay không người lái chưa làm tổn hại tới một binh lính hoặc các hoạt động quân sự trước đó, nhưng đây là vấn đề mà Mỹ cần cẩn trọng và thực hiện ngay những biện pháp bảo mật cần thiết.

Mã hóa hệ thống, điều không hề dễ

Hiện quân đội Mỹ thực hiện việc mã hóa toàn bộ dữ liệu trong hệ thống mạng điều khiển các máy bay không người lái tại Iraq, Afghanistan và Pakistan. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ là lỗ hổng bảo mật này đã được giải quyết một cách triệt để hay chưa.

Một trạm điều khiển mặt đất của hệ thống Predator, nơi phe nổi dậy có thể khai thác các tập tin, hình ảnh quân sự.

Cái khó hiện nay là nếu tăng cường thêm các thiết bị mã hóa dữ liệu thì sẽ khiến không gian trên các phương tiện bay bị giới hạn. Ngoài ra, việc mã hóa dữ liệu sẽ khiến thời gian tác chiến bị ảnh hưởng và cần cả thập kỷ để cập nhật lại hàng loạt các hệ thống mạng hiện đang triển khai trên nhiều chiến trường khác nhau.

Phần lớn chứng cứ thu được tại Iraq, nhưng nhiều người tin rằng lực lượng Taliban tại Afghanistan có thể đã sử dụng phần mềm này để xâm nhập vào các hệ thống không người lái. Kỹ thuật xâm nhập này có thể triển khai ở bất cứ nơi nào mà Mỹ sử dụng máy bay không người lái, kể cả Pakistan, Yemen và Somalia.

Thực ra, quân đội Mỹ đã nhận thức được rủi ro này kể từ chiến dịch quân sự tại Bosnia. Tuy nhiên, Lầu năm góc cho rằng đối phương sẽ không thể biết làm cách nào để khai thác thông tin.

Một phần hướng dẫn sử dụng phần mềm SkyGrabber.
Ảnh chụp màn hình trên trang http://www.skygrabber.com/en/skygrabber.php

Trong một thư điện tử, phát ngôn viên của hãng nói rằng, vì lý do an ninh, hãng không bình luận cụ thể về những khả năng và những giới hạn của các hệ thống truyền dẫn dữ liệu.

Không quân Mỹ hiện đang phụ thuộc quá nhiều vào các máy bay không người lái. Trong năm 2010, số máy bay không người lái chiếm tới 36% tổng số máy bay phục vụ trong không quân Mỹ.

Hiện không quân Mỹ đặt hàng hàng trăm chiếc máy bay không người lái Reaper, một loại máy bay mới, nhưng thông tin truyền dẫn cũng có thể bị xâm nhập giống như Predator.

Một chiếc Reaper có giá 10 - 12 triệu USD nhưng có tốc độ nhanh hơn và trang bị nhiều vũ khí hơn Predator. Hãng General Atomics ước tính không quân Mỹ sẽ mua khoảng 375 chiếc Reaper.

Chính quyền Obama phụ thuộc nhiều vào hệ thống máy bay không người lái bởi vì chúng cho phép quân đội Mỹ có thể giám sát và tấn công các mục tiêu của quân nổi dậy một cách an toàn, thay vì phải điều động quân lính đến những khu vực đầy rủi ro.

Lầu năm góc đang triển khai một số lượng lớn kỷ lục các máy bay không người lái tại chiến trường Afghanistan. Thiếu tướng David Deptula, giám sát chương trình phương tiện bay không người lái của Không quân Mỹ nói rằng, một số máy bay không người lái sẽ được trang bị hệ thống camera mới, rất hiện đại, có tên làGorgon Stare.Hệ thống mới cho phép một máy bay có thể truyền đồng thời 10 đoạn video.

Tướng Deptula cũng cho biết, tồn tại những rủi ro cố hữu khi sử dụng các máy bay không người lái do chúng được điều khiển từ xa và việc truyền thông tin được thực hiện từ một khoảng cách quá xa. Đây chính là khe hở mà đối phương có thể lợi dụng để khai thác và cũng là điểm yếu mà các chuyên gia mã hóa cần bắt tay xử lý. 

Các máy bay không người lái Predator do Tập đoàn General Atomics Aeronautical Systems Inc, đóng tại San Diego, sản xuất. Một số các công nghệ liên lạc thuộc quyền sở hữu của hãng, do đó, việc đưa thêm các hệ thống mã hóa dữ liệu vào chưa chắc tổng thể hệ thống hoạt động trơn chu. Ngoài ra, việc tăng cường hệ thống bảo mật sẽ khiến giá thành cho mỗi chiếc Predator sẽ cao lên.

 

 

(Theo Báo Đất Việt)

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++