Thang điểm của Thủ đô Hà Nội, một thành phố vốn được xem là thơ mộng, có nhiều duyên thầm cuốn hút lòng người đang bị kéo thấp.
Đây là nhận định của các nhà khoa học, kiến trúc sư trong nước và quốc tế tại hội thảo “Hà Nội – Thành phố sống tốt – thân thiện của cộng đồng” do Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Tổ chức HealthBridge Canada tổ chức tại Hà Nội, mới đây.
Dùng tiền để “phá” tiền
Hình ảnh đẹp về Hà Nội được bắt đầu với câu chuyện Tiến sĩ (TS) Mike Digregorio, một vị kiến trúc sư người Mỹ chọn Hà Nội là một phần trong cuộc sống của mình. Ông gắn bó với Hà Nội hơn 20 năm qua. Lý giải về việc chọn lựa Hà Nội, TS Mike kể: Tuổi thơ của ông gắn liền với một góc trong Công viên Đại Bàng của một thành phố tại nước Mỹ. Hàng ngày, những đứa trẻ có dịp vui đùa cùng nhau, cuộc sống thật thân thiện. Thế rồi một ngày, công viên bị đập phá tan hoang và ít lâu sau, một khu siêu thị đồ sộ được dựng lên. Người dân chẳng còn nơi để dừng chân nói với nhau một câu chuyện và họ cũng không nhận ra cuộc sống đổi thay từ khi nào.
Lần đầu đến Hà Nội, cảm giác đầu tiên của ông đó là đô thị đẹp với nhiều khu công cộng, hàng cây, hồ nước và những dãy nhà kiến trúc cổ... Tất cả cuốn hút, làm mê say lòng người và đấy chính là lý do TS Mike chọn Hà Nội là nơi để sống và làm việc. Thế nhưng, chỉ sau 20 năm Thủ đô Hà Nội đang thay đổi đến chóng mặt. Ông nhìn thấy sự thay đổi ấy giống như từng chứng kiến khu công viên tuổi thơ mình bị phá trước đó.
Câu chuyện khiến không ít kiến trúc sư của Việt Nam thấy chạnh lòng. TS Nguyễn Hoàn, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam chua chát nói: “Chúng ta ngồi đây là những người trong cuộc, rất có thể là chủ mưu, là a tòng, lại là nạn nhân của Hà Nội hôm nay để thấy có lỗi lớn với thế hệ mai sau”.
Lý giải quan điểm này, TS Nguyễn Hoàn nêu ví dụ, trận mưa tháng 10/2008 làm cho cả Hà Nội lao đao bởi ngập lụt; những ngày nắng nóng thượng tuần tháng 6/2009 khiến đời sống người Hà Nội bị đảo lộn; hiện tượng khói mù tràn vào nội thành mà người ta cho rằng do khói rơm, nhưng thực chất là hiện tượng “mù quang hóa” hay còn gọi là “đảo nhiệt”, một dạng thời tiết khá nguy hiểm đối với sức khỏe người dân… Đây chính là hậu quả của việc đập cũ, xây mới không theo quy hoạch trong suốt thời gian qua.
Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, cảnh quan thiên nhiên, di sản là những “cỗ máy” in tiền ổn định cho phát triển kinh tế, vì thế, nếu Hà Nội không quan tâm đến điều này tức là đang “dùng tiền để phá tiền”.
Cứu Hà Nội bằng không gian mở
Dẫn nguồn từ điều tra của tạp chí nước ngoài, TS Nghiêm cho biết: Hà Nội xếp vào thứ 11 trong số 55 thành phố có môi trường làm việc kém trên cơ sở xem xét các tiêu chí như: ô nhiễm, nguy cơ bệnh tật, bất tiện về dịch vụ và cung cấp hàng hóa, rủi ro cho người lao động…Đặc biệt, cây xanh công cộng mới chỉ đạt 2,5m2 một người trong khi đó theo quy chuẩn thì phải đạt ít nhất 6m2 một người.
Để cải thiện tình hình này, theo KTS Trần Thanh Vân, cần tạo không gian mở cho Hà Nội bằng cách không nên tiếp tục các công trình xen cấy, không cơi nới, đập phá các công trình nhỏ thấp tầng để xây các công trình cao tầng. “Hà Nội duyên dáng chính là ở những ngôi nhà nhỏ, thấp, hòa vào trong thiên nhiên của xây xanh và mặt nước”, KTS Trần Thanh Vân nói.
GS. TSKH. KTS Nguyễn Thế Bá, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng: “Cần nghiêm khắc kiểm điểm lại những việc làm trong quy hoạch đô thị của Thủ đô Hà Nội đã và đang làm, lắng nghe ý kiến người dân, cộng đồng… để lập nên những đồ án quy hoạch đầy ấn tượng và hiện thực”.
Ngành công nghiệp thiết kế từ trước đến giờ vẫn chỉ nhắm đến những người giàu có: 95% các nhà thiết kế trên thế giới hướng sản phẩm của họ đến 10% khách hàng giàu nhất.
Ngay sau tiếp quản thủ đô, một khu ở bằng gỗ, ngoài đê sông Hồng dành cho cán bộ được dựng gấp, đón lực lượng cán bộ từ chiến khu về, từ miền Nam tập kết ra, phần lớn xuất thân từ những làng quê vùng tự do, theo cách gọi hồi ấy.
Hội đồng Công trình xanh VN (Vietnam Green Building Council - VGBC) vừa giới thiệu hệ thống chứng nhận công trình xanh Lotus và kêu gọi các nhà phát triển dự án bất động sản trong các thành phố trên cả nước tham gia chương trình xanh nhằm tiết kiệm năng lượng và góp phần bảo vệ môi trường đang ngày một xấu đi.
Từ đường song hành xa lộ Hà Nội rẽ vào đường Đặng Văn Bi hướng về đường Võ Văn Ngân, Q.Thủ Đức, TP.HCM, cứ mỗi đoạn vài ba chục mét lại có một ổ gà hoặc ổ trâu.
Đại lộ Đông-Tây là trục đường dài hơn 20km kéo dài từ phía Đông sang phía Tây của thành phố, với điểm bắt đầu tại quốc lộ 1A thuộc địa bàn huyện Bình Chánh, đi qua các quận 8, 6, 5, 1 và kết thúc tại Cát Lái của quận 2.
Nếu bạn thấy căn phòng của mình hoặc thậm chí cả ngôi nhà nhàm chán, hãy thử pha trộn nhiều phong cách, kiểu dáng. Tổ ấm của bạn sẽ mang một dáng vẻ mới lạ, độc đáo.
Khi lên chương trình cho chuyến du lịch bụi đến Philippines, tôi đã phải cố gắng mãi mới “nhét” được Banaue - Batad vào hành trình vỏn vẹn có bảy ngày để khám phá đảo quốc rộng lớn này.
Từ chối cơ hội làm việc tại những công ty nước ngoài, nhóm kiến trúc sư trẻ lựa chọn cho mình một con đường chông gai: phục dựng chân dung phố cổ Hà Nội và tái hiện các di sản kiến trúc Pháp tại Hà Nội bằng kỹ thuật 3D.
Trả lời câu hỏi, tại sao chưa có phê duyệt chính thức của Cục Di sản mà đã động thổ trùng tu tôn tạo chùa Trấn Quốc, Cục Di sản cho hay: hồ sơ thỏa thuận chính thức sẽ được chủ đầu tư gửi lên trong tuần tới.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++