Các nhà khoa học trường đại học California làm việc Phòng Thí nghiệm Quốc gia Los Alamos (Mỹ) đã phát triển phương pháp mới phát hiện dấu vân tay dựa vào các chất hoá học có trong cặn mồ hôi. Kỹ thuật này mở rộng khả năng dùng dấu vân tay trong điều tra tội phạm.
Tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Hoá học Mỹ vừa diễn ra tuần trước, thay mặt nhóm nghiên, nhà khoa học Christopher Worley trình bày phương pháp dùng huỳnh quang vi tia X (Micro X-ray Fluoresence-MXRF) phát hiện dấu vân tay. Phương pháp này cho thấy các muối như clorua natri và kali natri bài tiết trong mồ hôi đôi khi để lại lượng dễ thấy trong dấu vân tay người qua các đường viền tay.
MXRF có thể phát hiện ra chất natri, kali và clo trong muối cũng như các chất khác có trong mồ hôi. Các chất này được phát hiện bằng chức năng định vị trên bề mặt, cho phép “nhìn” thấy dấu vân tay ở nơi muối lắng lại trong dấu vân tay.
Kỹ thuật này có một vài ưu điểm so với các phương pháp phát hiện dấu vân tay truyền thống do các phương pháp trước đây đòi hỏi phải rắc bột, chất lỏng hay hơi nước lên trên bề mặt tình nghi để nhuộm màu dấu vân tay để có thể nhìn thấy và chụp ảnh dấu vân tay.
Nếu sử dụng những phương pháp phát hiện dấu vân tay trước đây (phương pháp tăng độ tương phản), đôi khi rất khó nhận ra dấu vân tay trên một số chất nhất định ví dụ như nền có nhiều màu, giấy và vải có sợi, gỗ, len, nhựa, chất dính và da người. Đặc biệt, rất khó phát hiện dấu vân tay trẻ em do không có chất sebum, một chất mỡ trên da được bài tiết từ tuyến bã nhờn, có thể thu được yếu tố tăng tương phản. Theo các nhà nghiên cứu, nhuộm màu dấu vân tay bằng phương pháp tăng độ tương phản đôi khi cho kết quả rất hạn chế.
Tuy nhiên, Worley cho biết MXRF không phải là giải pháp hữu hiệu phát hiện mọi dấu vân tay bởi vì một số loại dấu vân tay không chứa đủ các chất cho phép phát hiện ra những dấu vân tay này.
Tuy vậy, phương pháp MXRF có thể dùng kết hợp với phương pháp sử dụng kỹ thuật tăng độ tương phản vẫn được dùng phát hiện dấu vân tay tại hiện trường tội ác do MXRF không đòi hỏi các bước xử lý hoá học vốn rất tốn thời gian và cũng có thể gây biến đổi dấu vân tay. Do MXRF không ảnh hưởng đến dấu vân tay, dấu vân tay được phân tích bằng phương pháp này vẫn được giữ nguyên vẹn để nghiên cứu bằng các phương pháp khác như trích DNA.
Các nhà khoa học nhận định, kỹ thuật MXRF mở rộng khả năng dùng dấu vân tay trong điều tra tội phạm.
Mới đây, các nhà khoa học đã phát triển công nghệ xác định ngày tháng của men răng để nhận dạng nạn nhân các vụ thảm họa như nạn nhân trận sóng thần ở Ấn Độ Dương hồi năm ngoái và gần đây là nạn nhân cơn bão hung hãn Katrina.
Theo thỏa thuận được sáu bên ký tại Moscow hôm nay, lò phản ứng này sẽ được xây dựng tại vùng Cadarache, hoạt động dựa trên sự phản ứng tổng hợp hạt nhân. Cho tới nay, dự án Lò phản ứng nhiệt hạch quốc tế (ITER) này là dự án phối hợp nghiên cứu khoa học tốn kém nhất sau Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Các nhà khoa học tại Đại học quốc gia ở California, Mỹ, đã tìm ra một số món ăn dễ dàng để lại dấu vết ADN của người xơi. Những mẩu thừa của pizza, cà rốt, bơ và táo sẽ là công cụ phát hiện trộm tốt nhất. Nhưng bắp ngô, cánh gà và xương sườn sẽ kém hiệu quả hơn.
Các phương pháp truyền thống để thu dấu vân tay thường dùng đến bột, chất lỏng hoặc hơi nước, và chúng có thể phá huỷ dấu vân tay cho những phân tích về sau. Một kỹ thuật mới sử dụng tia X sẽ khắc phục điều đó.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++