Lò nhiệt hạch đầu tiên trên thế giới

Ngày 28.6, EU, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc vừa ký thỏa thuận xây dựng lò phản ứng nhiệt hạch tại Pháp để sản xuất điện với tổng chi phí 12 tỷ USD tại Pháp.

Theo thỏa thuận được sáu bên ký tại Moscow hôm nay, lò phản ứng này sẽ được xây dựng tại vùng Cadarache, hoạt động dựa trên sự phản ứng tổng hợp hạt nhân. Cho tới nay, dự án Lò phản ứng nhiệt hạch quốc tế (ITER) này là dự án phối hợp nghiên cứu khoa học tốn kém nhất sau Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Sự phản ứng tổng hợp hạt nhân được coi là cách tiếp cận để sản xuất điện “sạch hơn” so với phương pháp phân rã hạt nhân và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Phản ứng tổng hợp hạt nhân sẽ giải phóng năng lượng từ các phản ứng giống như những phản ứng đốt nóng Mặt trời.

Đây sẽ là lò phản ứng đầu tiên sản xuất nhiệt năng ở mức của các nhà máy sản xuất điện thông thường, và sẽ mở đường cho việc xây dựng nhà máy điện thương mại đầu tiên hoạt động trên cơ sở tổng hợp phản ứng hạt nhân.

Trong phản ứng nhiệt hạch, năng lượng được sản sinh khi các nguyên tử nhẹ - chất tritium và deuterium đồng vị hydrogen - được đốt nóng cùng nhau để hình thành các nguyên tử nặng hơn. Đồng thời, quá trình phản ứng sẽ giải phóng nguồn năng lượng rất lớn. 

Để sử dụng phản ứng nhiệt hạch có kiểm soát trên trái đất như là một nguồn năng lượng, cần đốt nóng khí tới nhiệt độ vượt quá 100 triệu độ C - nóng hơn gấp nhiều lần nhiệt độ ở Mặt trời.

Nếu dự án ITER được thực hiện thành công, nó sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. Một kg nhiên liệu nhiệt hạt nhân sẽ sản xuất lượng năng lượng tương đương 10 triệu kg nhiên liệu hóa thạch sản xuất.

( theo Tạp chí hoạt động khoa học )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++