Chưa đầy một tuần sau khi các chuyên gia Hàn Quốc tạo thành công tế bào gốc phù hợp với cơ thể bệnh nhân, các nhà khoa học Mỹ đã làm cho kỹ thuật đó trở nên lạc hậu khi tuyên bố tạo tế bào gốc tương tự mà không cần nhân bản phôi người.
Để tạo ra các dòng tế bào gốc không bị cơ thể bệnh nhân đào thải, các nhà khoa học thuộc ĐH Quốc gia Seoul đã lấy mẩu da của 9 bệnh nhân, có độ tuổi khác nhau, rồi tiêm vào trứng rỗng đã được rút nhân. Trứng do 18 phụ nữ trẻ cung cấp miễn phí. Sau đó, trứng được kích thích để phát triển thành phôi. Khi phôi được vài ngày tuổi, chúng bị phá huỷ để phân lập các dòng tế bào gốc. Những dòng tế bào gốc này phù hợp với hệ miễn dịch của bệnh nhân và có thể được nhân lên nhiều lần để chữa bệnh.
Gần đây hơn, nhóm nghiên cứu của Yuri Verlinsky thuộc Viện di truyền sinh sản Chicago tuyên bố đã tạo ra các tế bào gốc tương thích với bệnh nhân bằng một phương pháp đơn giản hơn nhiều, đặc biệt là không dùng đến kỹ thuật nhân bản. Theo Verlinsky, họ sử dụng các dòng tế bào gốc phôi người sẵn có rồi loại bỏ nhân bằng cách đặt tế bào vào máy li tâm rồi quay cho tới khi nhân bật ra ngoài. Tiếp đến, tế bào của bệnh nhân được kết hợp với tế bào gốc mất nhân. Mục đích là để tế bào tái lập trình nhân mới và cũng biến thành tế bào gốc. Với phương pháp này, nhóm đã tạo ra 10 dòng tế bào gốc phôi người, phù hợp với bệnh nhân.
Các chuyên gia khác vẫn hoài nghi liệu tế bào mới có thực sự là tế bào gốc phôi thai hay không bởi tuyên bố của Verlinsky vẫn chưa được khẳng định. Còn Verlinsky cho biết chúng có một số dấu hiệu của tế bào gốc phôi thai. Nhóm của ông cũng đã chỉ ra rằng chúng có thể phát triển thành một số loại tế bào như tế bào cơ tim, thần kinh, tế bào máu. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa được công bố. Các chuyên gia khác cũng muốn xem bằng chứng về sự tương thích của tế bào gốc phôi người với cơ thể bệnh nhân. Nếu đúng, phương pháp của Verlinsky sẽ có lợi thế lớn do không cần nhân bản và huỷ phôi.
Với giá dầu tăng cao và mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu hiện nay, sản phẩm nhựa sinh học sẽ là một trong những sự lựa chọn thay thế nhựa truyền thống trong tương lai gần. Tuy nhiên, bảo đảm an ninh lương thực sẽ là vấn đề thách thức đối với công nghệ mới này.
Theo mạng tin “Business Line”, Nội các Ấn Độ vừa thông qua chính sách quốc gia về nhiên liệu sinh học, nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển và tận dụng nguồn nguyên liệu sinh học khổng lồ cho sản xuất nhiên liệu sinh học.
Với giá dầu tăng cao và mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu hiện nay sản phẩm nhựa sinh học sẽ là một trong những sự lựa chọn thay thế nhựa truyền thống trong tương lai gần. Tuy nhiên bảo đảm an ninh lương thực sẽ là vấn đề thách thức đối với công nghệ mới này.
Các sản phẩm tạo màng bảo quản quả tươi (Cefores) là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước mã số KC.07.04/06-10 "Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm tạo màng dùng trong bảo quản một số rau quả tươi", do Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch thực hiện.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết các nhà khoa học nước này đã chế tạo thành công vaccin dành cho gia cầm và cả gia súc, đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch cúm gà.
Các nhà khoa học Anh vừa nghiên cứu thành công một loại gạo mới theo công nghệ biến đổi gene được gọi là "gạo vàng" cung cấp nhiều beta-carotene hơn các loại gạo thông thường.
Trong các nước châu Âu, Anh (nước có tổng sản phẩm nội địa cao nhất EU) đầu tư nhiều nhất cho nghiên cứu ung thư với 388 triệu euro, tức 502 triệu USD). Tiếp đó là Thuỵ Điển, Đức, Pháp và Hà Lan.
Các nhà khoa học tại Viện JGI đã giải mã thành công nhiễm sắc thể 16 của người và kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature số ra ngày 23-12.
Bị tiêm một lượng chất độc đủ để giết chết 100.000 người, song con trai thuộc loài venut (quahog) vẫn sống. Bằng cách nào đó, chúng đã vô hiệu hoá thứ enzyme chết người, vốn được xem là một tác nhân khủng bố sinh học tiềm năng.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++