Không cần dùng công nghệ chuyển gien, các nhà khoa học Nhật Bản đã tạo ra một loại lúa cao sản, không đổ rạp trong mưa to gió lớn. Phương pháp của họ có thể giúp các chuyên gia nhân giống tạo ra nhiều giống lúa nữa - loại cây trồng cung cấp calo cho gần 1/4 dân số thế giới.
Giống lúa trên được tạo ra thông qua sự kết hợp của các kỹ thuật hiện đại và truyền thống. Ban đầu, nhờ có bộ gien lúa được giải mã trong thời gian vừa qua mà nhóm nghiên cứu có thể điều tra các vùng ADN ảnh hưởng tới sản lượng. Chẳng hạn Motoyuki Ashikari thuộc ĐH Nagoya và Hitoshi Sakakibara thuộc công ty RIKEN cùng cộng sự đã tìm ra một gien sản xuất enzyme. Enzyme đó làm giảm hocmon tạo hạt của lúa. Nếu gien này hoạt động yếu và chỉ tạo ra một lượng enzyme nhỏ, lúc đó lượng hocmon trên sẽ tăng lên và khuyến khích lúa trổ nhiều hạt hơn. Điều này đã được chứng minh bằng cách biến đổi gien từng cây lúa để chúng thể hiện gien này ở những mức độ khác nhau.
Sau khi đã xác định được gien nói trên, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một giống lúa theo cách truyền thống - tức là lai giống. Họ đã chọn hai giống lúa: một nổi tiếng về việc tạo nhiều hạt trong khi chiều cao của giống còn lại rất thấp. Tiếp đến, họ giám sát các thế hệ lúa lai liên tiếp để kiểm tra vùng ADN mà họ biết là ảnh hưởng tới những tính trạng nói trên. Mục đích là chọn những cây tốt nhất để lai giống chéo với nhau.
Kết quả của công trình nghiên cứu 4 năm này là giống lúa cao sản, thân ngắn song rất cứng, không đổ ngã trong mưa to gió lớn. Lượng hạt mà nó tạo ra cao gấp 25% so với giống Koshihikari - một trong những giống bố mẹ của nó. Những loại lúa có sản lượng cao như vậy sẽ xuất hiện trên đồng ruộng trong tương lai rất gần.
Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng mặc dù giống lúa mới không phải là chuyển gien song họ tin rằng kỹ thuật chuyển gien có thể là một công cụ mạnh để nâng cao sản lượng cây trồng. Ashikari cho biết: ''Phương pháp của chúng tôi là một trong những phương pháp mạnh. Tuy nhiên, nó không hoàn thiện 100%''. Kỹ thuật chuyển gien một ngày nào đó có thể được sử dụng để đưa những gien hữu ích từ cây lúa vào những loại cây trồng khác, chẳng hạn như lúa mỳ và đậu tương.
Với giá dầu tăng cao và mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu hiện nay, sản phẩm nhựa sinh học sẽ là một trong những sự lựa chọn thay thế nhựa truyền thống trong tương lai gần. Tuy nhiên, bảo đảm an ninh lương thực sẽ là vấn đề thách thức đối với công nghệ mới này.
Theo mạng tin “Business Line”, Nội các Ấn Độ vừa thông qua chính sách quốc gia về nhiên liệu sinh học, nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển và tận dụng nguồn nguyên liệu sinh học khổng lồ cho sản xuất nhiên liệu sinh học.
Với giá dầu tăng cao và mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu hiện nay sản phẩm nhựa sinh học sẽ là một trong những sự lựa chọn thay thế nhựa truyền thống trong tương lai gần. Tuy nhiên bảo đảm an ninh lương thực sẽ là vấn đề thách thức đối với công nghệ mới này.
Các sản phẩm tạo màng bảo quản quả tươi (Cefores) là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước mã số KC.07.04/06-10 "Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm tạo màng dùng trong bảo quản một số rau quả tươi", do Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch thực hiện.
Các nhà khoa học Hàn Quốc vừa nhân bản thành công một con lợn mang gen người. Đây là một bước tiến lớn trong nỗ lực cấy ghép nội tạng lợn cho người mà không gây biến chứng.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tài trợ 1 triệu đô la cho dự án quốc tế lập bản đồ gien cừu. Trước đó, USDA đã tài trợ cho một liên minh khoa học quốc tế lập bản đồ gien bê. USDA cho biết biết các nhà nghiên cứu ở Australia, New Zealand, Anh và Mỹ sẽ sớm bắt tay vào thực hiện dự án trên.
Để tạo ra các dòng tế bào gốc không bị cơ thể bệnh nhân đào thải, các nhà khoa học thuộc ĐH Quốc gia Seoul đã lấy mẩu da của 9 bệnh nhân, có độ tuổi khác nhau, rồi tiêm vào trứng rỗng đã được rút nhân. Trứng do 18 phụ nữ trẻ cung cấp miễn phí. Sau đó, trứng được kích thích để phát triển thành phôi. Khi phôi được vài ngày tuổi, chúng bị phá huỷ để phân lập các dòng tế bào gốc. Những dòng tế bào gốc này phù hợp với hệ miễn dịch của bệnh nhân và có thể được nhân lên nhiều lần để chữa bệnh.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết các nhà khoa học nước này đã chế tạo thành công vaccin dành cho gia cầm và cả gia súc, đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch cúm gà.
Các nhà khoa học Anh vừa nghiên cứu thành công một loại gạo mới theo công nghệ biến đổi gene được gọi là "gạo vàng" cung cấp nhiều beta-carotene hơn các loại gạo thông thường.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++