Các nhà khoa học Anh vừa nghiên cứu thành công một loại gạo mới theo công nghệ biến đổi gene được gọi là "gạo vàng" cung cấp nhiều beta-carotene hơn các loại gạo thông thường.
Cơ thể con người chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A, và loại gạo mới này cung cấp lượng vitamin A gấp 20 lần so với loại gạo thông thường.
Loại gạo mới này sẽ góp phần làm giảm sự thiếu hụt vitamin A và tăng thị lực cho trẻ em ở các nước đang phát triển.
Tổ chức Y tế thế giới ước tính mỗi năm có tới nửa triệu trẻ em bị giảm thị lực dẫn tới mù lòa vì thiếu vitamin A.
Cách đây 5 năm, khi loại gạo vàng nguyên gốc được phát triển từ các phòng thí nghiệm ở Thụy Sĩ, nó được một số nước coi là giải pháp trước mắt để khắc phục tình trạng thiếu hụt vitamin A.
Nhưng loại gạo vàng ban đầu này không cung cấp đủ lượng beta-carotene để đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày của trẻ em khi ăn với lượng gạo thông thường.
Loại gạo vàng do Công ty công nghệ sinh học Syngenta của Anh vừa nghiên cứu thành công cung cấp lượng beta-carotene lớn hơn nhiều. Công ty Syngenta sẵn sàng cung cấp miễn phí loại gạo này cho các trung tâm nghiên cứu của các nước châu Á để trồng thử nghiệm.
Với giá dầu tăng cao và mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu hiện nay, sản phẩm nhựa sinh học sẽ là một trong những sự lựa chọn thay thế nhựa truyền thống trong tương lai gần. Tuy nhiên, bảo đảm an ninh lương thực sẽ là vấn đề thách thức đối với công nghệ mới này.
Theo mạng tin “Business Line”, Nội các Ấn Độ vừa thông qua chính sách quốc gia về nhiên liệu sinh học, nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển và tận dụng nguồn nguyên liệu sinh học khổng lồ cho sản xuất nhiên liệu sinh học.
Với giá dầu tăng cao và mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu hiện nay sản phẩm nhựa sinh học sẽ là một trong những sự lựa chọn thay thế nhựa truyền thống trong tương lai gần. Tuy nhiên bảo đảm an ninh lương thực sẽ là vấn đề thách thức đối với công nghệ mới này.
Các sản phẩm tạo màng bảo quản quả tươi (Cefores) là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước mã số KC.07.04/06-10 "Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm tạo màng dùng trong bảo quản một số rau quả tươi", do Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch thực hiện.
Trong các nước châu Âu, Anh (nước có tổng sản phẩm nội địa cao nhất EU) đầu tư nhiều nhất cho nghiên cứu ung thư với 388 triệu euro, tức 502 triệu USD). Tiếp đó là Thuỵ Điển, Đức, Pháp và Hà Lan.
Các nhà khoa học tại Viện JGI đã giải mã thành công nhiễm sắc thể 16 của người và kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature số ra ngày 23-12.
Bị tiêm một lượng chất độc đủ để giết chết 100.000 người, song con trai thuộc loài venut (quahog) vẫn sống. Bằng cách nào đó, chúng đã vô hiệu hoá thứ enzyme chết người, vốn được xem là một tác nhân khủng bố sinh học tiềm năng.
Nhiễm sắc thể quyết định giới tính đàn ông thường bị coi là nguồn thông tin nghèo nàn, do có sự lặp lại các đoạn ADN. Nhưng việc tìm ra một "mẩu" thất lạc mới đây cho thấy nó có thể đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với nhận định trước kia.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++