Gắn động cơ vào xe đơn phân tử

Sau phát minh đột phá về chiếc xe đơn phân tử đầu tiên trên thế giới vào năm ngoái, mới  đây các nhà hoá học thuộc Trường Đại học Rice đã cho ra đời chiếc xe nano có động cơ nhỏ xíu đầu tiên.

James M. Tour, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi muốn xây dựng một cái gì đó, bắt đầu từ từng phân tử một, cũng giống như các tế bào sinh học dùng enzym để tổng hợp protein và các siêu phân tử khác vậy. Cũng như các phương tiện vận chuyển khác, xe nano có thể là giải pháp thay thế thích hợp cho các hệ thống khác khi mà những phương pháp sinh học không mang lại hiệu quả thực tiễn”.  Chiếc xe nano có động cơ này chạy bằng năng lượng ánh sáng. Môtơ của nó là một khung phân tử từng được phát triển bởi Ben L. Feringa ở Trường Đại học Groningen, Hà Lan, nay được nhóm của Tour điều chỉnh cho phù hợp với khung gầm của chiếc xe nano mới. Khi có ánh sáng, môtơ bắt đầu quay theo một chiều và đẩy xe tiến về phía trước giống như trục chân vịt của tàu thuỷ. Chiếc xe nano này được cấu tạo từ một khung cứng và bốn trục alkin quay tròn tự do và độc lập với nhau. Bốn chiếc bánh dùng trong chiếc xe nano năm ngoái lấy năng lượng từ môtơ, được thay thế bằng các phân từ các bon, hyđrô và boron gọi là p-carborane. Kích thước của chiếc xe này chỉ chừng 3x4 nano mét, rộng đúng bằng sợi DNA nhưng ngắn hơn nhiều. Khoảng 20.000 chiếc xe như thế này có thể “đậu” liên tiếp cạnh nhau theo đường kính sợi tóc con người. Chúng là những phương tiện cỡ nano đầu tiên có động cơ bên trong.

(Theo Tạp chí hoạt động khoa học )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++