Các nhà khoa học Scotland vừa phát triển một phương thức dò bom mìn vừa an toàn vừa ít tốn kém, đó là sử dụng vi khuẩn phát ra ánh sáng màu xanh khi tiếp xúc với chất nổ.
Dò phá bom mìn là công việc cực kỳ nguy hiểm. Ảnh: Treehugger
Theo đó, vi khuẩn sẽ được trộn vào chất lỏng không màu, khi phun xuống khu vực có bom mìn, chất lỏng sẽ hình thành các mảng màu xanh. Theo các nhà chế tạo, để hạn chế nguy hiểm, có thể dùng máy bay để rải vi khuẩn xuống những khu vực có bom mìn. Chỉ trong vài giờ, chúng sẽ chỉ ra những nơi có lẫn chất nổ.
Việc sử dụng vi khuẩn phát sáng hứa hẹn sẽ góp phần giảm thiểu đáng kể thương vong do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Theo Tổ chức Người tàn tật quốc tế, mỗi năm trên thế giới có khoảng 15.000 đến 20.000 người bị thiệt mạng hoặc thương tật vì bom mìn. Ước tính khoảng 87 quốc gia vẫn còn nhiều bãi mìn ẩn dưới mặt đất như Somalie, Mozambique, Campuchia, Iraq, Afghanistan.
Với giá dầu tăng cao và mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu hiện nay, sản phẩm nhựa sinh học sẽ là một trong những sự lựa chọn thay thế nhựa truyền thống trong tương lai gần. Tuy nhiên, bảo đảm an ninh lương thực sẽ là vấn đề thách thức đối với công nghệ mới này.
Theo mạng tin “Business Line”, Nội các Ấn Độ vừa thông qua chính sách quốc gia về nhiên liệu sinh học, nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển và tận dụng nguồn nguyên liệu sinh học khổng lồ cho sản xuất nhiên liệu sinh học.
Với giá dầu tăng cao và mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu hiện nay sản phẩm nhựa sinh học sẽ là một trong những sự lựa chọn thay thế nhựa truyền thống trong tương lai gần. Tuy nhiên bảo đảm an ninh lương thực sẽ là vấn đề thách thức đối với công nghệ mới này.
Các sản phẩm tạo màng bảo quản quả tươi (Cefores) là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước mã số KC.07.04/06-10 "Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm tạo màng dùng trong bảo quản một số rau quả tươi", do Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch thực hiện.
Nhiều công ty xét nghiệm ADN trên thế giới đang hứa hẹn sẽ làm ông tơ, bà nguyệt xe duyên cho các đôi nam nữ dựa theo kết quả phân tích gien di truyền.
Giun móc, cái ghẻ, giun đũa, giun kim, sán lá dây... là những ký sinh trùng gây ra cho con người nhiều điều khó chịu, phiền toái, thậm chí là những bệnh tật nguy hiểm đến tính mạng.
Hàng trăm công ty và phòng thí nghiệm trên thế giới đang chạy đua quyết liệt nhằm tìm ra phương pháp kinh tế để chế biến “nhiên liệu xanh” từ tảo. Ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học đang thực hiện một cuộc chạy vượt chướng ngại vật rất sôi nổi.
Một quy trình công nghệ mới trong chế biến tối thiểu quả bưởi và sầu riêng vừa được Thạc sĩ Đặng Thị Sáu (Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch) giới thiệu tại TP.HCM.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++