Một quy trình công nghệ mới trong chế biến tối thiểu quả bưởi và sầu riêng vừa được Thạc sĩ Đặng Thị Sáu (Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch) giới thiệu tại TP.HCM.
Với quy trình này, bưởi và sầu riêng sẽ được xử lý để cho ra những sản phẩm ăn liền tiện lợi, có giá trị dinh dưỡng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cụ thể, nguyên liệu sẽ qua các công đoạn: Sục khuẩn bằng máy ozone, tách thịt. Sau đó, sản phẩm sơ chế sẽ được nhúng 2 phút qua dung dịch hóa chất dùng cho thực phẩm (canxi clorua, acid ascorbic, kali sorbate, chitosan), làm ráo và được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp để chống mềm và biến màu.
Qua khâu sơ chế và xử lý, sản phẩm sẽ đượcbao gói bằng bao bì và phương pháp bao gói phù hợp nhằm hạn chế sự biến đổi chất lượng, giảm hao hụt trọng lượng, duy trì độ tươi và dinh dưỡng trong thời gian bảo quản.
Theo Thạc sĩ Đặng Thị Sáu, so với phương pháp chế biến thông thường, công nghệ chế biến tối thiểu phải tuân theo các yêu cầu khắt khe hơn như: Phải cách ly môi trường sản xuất và môi trường bên ngoài; xưởng sơ chế phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều từ khâu nhập liệu đến khi tạo ra thành phẩm nhằm tránh nhiễm chéo; phải áp dụng một số tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân, vệ sinh khu vực sản xuất...
"Chuẩn hóa quy trình chế biến tối thiểu sẽ hạn chế tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay. Bên cạnh đó, còn góp phần đa dạng hóa các sản phẩm từ sầu riêng và bưởi", theo Thạc sĩ Sáu.
Việc nghiên cứu thử nghiệm bưởi và sầu riêng theo công nghệ chế biến tối thiểu thành công là tiền đề để ứng dụng đối với các trái cây khác, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng trong nước hiện nay và tiến tới xuất khẩu.
Với giá dầu tăng cao và mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu hiện nay, sản phẩm nhựa sinh học sẽ là một trong những sự lựa chọn thay thế nhựa truyền thống trong tương lai gần. Tuy nhiên, bảo đảm an ninh lương thực sẽ là vấn đề thách thức đối với công nghệ mới này.
Theo mạng tin “Business Line”, Nội các Ấn Độ vừa thông qua chính sách quốc gia về nhiên liệu sinh học, nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển và tận dụng nguồn nguyên liệu sinh học khổng lồ cho sản xuất nhiên liệu sinh học.
Với giá dầu tăng cao và mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu hiện nay sản phẩm nhựa sinh học sẽ là một trong những sự lựa chọn thay thế nhựa truyền thống trong tương lai gần. Tuy nhiên bảo đảm an ninh lương thực sẽ là vấn đề thách thức đối với công nghệ mới này.
Các sản phẩm tạo màng bảo quản quả tươi (Cefores) là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước mã số KC.07.04/06-10 "Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm tạo màng dùng trong bảo quản một số rau quả tươi", do Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch thực hiện.
Một số nhà khoa học đã đạt được kết quả khả quan trong nghiên cứu xử lý bùn đỏ, chất thải rất lớn khi triển khai dự án nhôm công nghiệp đầu tiên của Việt Nam, để trồng một số loại cây.
Theo tin ngày 27/8 từ DailyMail, các nhà khoa học Mỹ đã lợi dụng công nghệ thụ tinh ống nghiệm thực hiện thành công sửa đổi những khiếm khuyết di truyền của DNA. Họ đã tạo ra 4 chú khỉ sửa đổi gen khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu tại Học viện J. Craig Venter (JCVI), một tổ chức nghiên cứu gen phi lợi nhuận, vừa công bố những kết quả mô tả phương pháp trong đó toàn bộ hệ gen của vi khuẩn Mycoplasma mycoides được sao chép trong một tế bào men bằng cách thêm vào chuỗi plasmid của men vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++