Một số nhà khoa học đã đạt được kết quả khả quan trong nghiên cứu xử lý bùn đỏ, chất thải rất lớn khi triển khai dự án nhôm công nghiệp đầu tiên của Việt Nam, để trồng một số loại cây.
Theo PGS - TS Lê Xuân Thám và nhóm nghiên cứu, về nguyên lý, khối bùn đỏ là kiềm hóa nặng, chủ yếu là vô cơ. Do đó bước đầu tiên là tận dụng các nguồn phế liệu hữu cơ có tính axit (than bùn) và phế liệu của công nghệ lên men vi sinh - nấm (bã nấm) vốn pH thấp (~1.5-3.5) để trung hòa bùn đỏ, tạo nên một tổng thể hỗn hợp hài hòa cân đối hơn giữa khoáng vô cơ và hữu cơ, đưa pH từ quá lớn (~12,5) về gần giá trị trung tính (~8), đồng thời bón bổ sung với phân chuồng và vi sinh để tái tạo độ phì, đưa bùn đỏ trở về môi trường có khả năng cho thực vật phát triển bền vững. Nhờ mưa và phong hóa tự nhiên, các tính chất hóa lý của bùn đỏ - đất sẽ được cải thiện dần.
Nhóm nghiên cứu đã phối trộn bùn đỏ, than bùn và bã nấm theo nhiều tỷ lệ khác nhau, lần lượt làm giảm tỷ lệ bùn đỏ xuống 33-50%, rồi trồng cây sàng lọc trên nền đất này.
Kết quả sơ bộ đạt được là các loài cây nhạy cảm bị ngộ độc và chết chậm hơn; một số loài như riềng, dong riềng, sống đời, lô hội... có khả năng sinh trưởng được; hoa súng, thanh long, xương rồng Nopan phát triển khá tốt.
Phương thức phối trộn tăng hữu cơ làm giảm lượng bùn đỏ xuống còn 33% cho hiệu quả khả quan nhất: Cây xanh tươi, ra chồi mới, rễ mới tươi khỏe, thậm chí phát hoa bình thường.
Như vậy có khả năng đưa đến công nghệ xử lý tổng hợp các nguồn phụ phế liệu gây ô nhiễm, góp phần đưa bùn đỏ trở thành nền cơ chất thích hợp cho cây cỏ, giảm thời gian lưu giữ và phục vụ hoàn thổ trong thời gian ngắn.
Với giá dầu tăng cao và mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu hiện nay, sản phẩm nhựa sinh học sẽ là một trong những sự lựa chọn thay thế nhựa truyền thống trong tương lai gần. Tuy nhiên, bảo đảm an ninh lương thực sẽ là vấn đề thách thức đối với công nghệ mới này.
Theo mạng tin “Business Line”, Nội các Ấn Độ vừa thông qua chính sách quốc gia về nhiên liệu sinh học, nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển và tận dụng nguồn nguyên liệu sinh học khổng lồ cho sản xuất nhiên liệu sinh học.
Với giá dầu tăng cao và mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu hiện nay sản phẩm nhựa sinh học sẽ là một trong những sự lựa chọn thay thế nhựa truyền thống trong tương lai gần. Tuy nhiên bảo đảm an ninh lương thực sẽ là vấn đề thách thức đối với công nghệ mới này.
Các sản phẩm tạo màng bảo quản quả tươi (Cefores) là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước mã số KC.07.04/06-10 "Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm tạo màng dùng trong bảo quản một số rau quả tươi", do Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch thực hiện.
Theo tin ngày 27/8 từ DailyMail, các nhà khoa học Mỹ đã lợi dụng công nghệ thụ tinh ống nghiệm thực hiện thành công sửa đổi những khiếm khuyết di truyền của DNA. Họ đã tạo ra 4 chú khỉ sửa đổi gen khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu tại Học viện J. Craig Venter (JCVI), một tổ chức nghiên cứu gen phi lợi nhuận, vừa công bố những kết quả mô tả phương pháp trong đó toàn bộ hệ gen của vi khuẩn Mycoplasma mycoides được sao chép trong một tế bào men bằng cách thêm vào chuỗi plasmid của men vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn
Nhiều loại nấm gây bệnh cho cây sản xuất ra một hỗn hợp các hydrocacbon - những hợp chất hoá học rất giống với thành phần của nhiên liệu. Điều đó cho phép họ nghĩ đến việc tách các gen từ ADN của nấm để cấy ghép vào gen của những vi sinh vật và dùng chúng để biến các chất có trong gỗ thành nhiên liệu.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++